rẽ lối qua những bụi cỏ cao ngang tầm mắt, tìm bắt châu chấu hay dế mèn.
Ý nhớ đó là hồi lớp Bốn. Một cậu phát minh ra trò chơi dùng mũi kim đâm
chết châu chấu. Cậu nhóc lấy một mảnh đất rơi dưới đất, khâu vô số châu
chấu lên đó, rồi giơ cho Miki xem. Lũ châu chấu bị kim đâm giần giậu
cẳng chân, cuối cùng lịm đi.
Bắt chước bạn, Miki đặt con châu chấu y bắt lên mảnh gỗ, đâm xuyên
thân nó bằng những cái kim người ta dùng để đánh dấu khi khâu mà y đã
mang từ nhà đi. Nhưng rốt cuộc nó không chết. Y cũng không lấy làm ngạc
nhiên. Chắc là tại mình đâm không trúng vào chỗ chí mạng? Nghĩ thế, y
tiếp tục đâm thêm vài mũi nữa. Vào cổ, vào ngực, vài thân, dù cả ba bộ
phận đều đã bị đâm, nhưng con châu chấu vẫn không ngừng cục cựa. Sáu
cẳng chân của nó quẫy đạp trong không trung, như thể chưa có chuyện gì
xảy ra. Nó cựa quậy liên hồi như muốn thay đổi góc tiếp xúc của những
chiếc kim, để cho dịch nhầy chảy ra thêm từ chỗ bị đâm vậy.
Rốt cuộc, phải đến lần đâm thứ mười hai, khi cơ thể đã chi chít kim,
con châu chấu mới chịu chết.. Tàn tích trên miếng gỗ không còn ra dáng
một con châu chấu nữa, mà giống một đống bầy nhầy đóng đầy kim.
Tình hình tương tự cũng xảy ra với những loài côn trùng khác. Miki
từng ném một con xén tóc vào tường không biết bao nhiêu lần, nhưng nó
sống dai dễ sợ. Dù cẳng chân đứt lìa, lớp vỏ cứng vỡ nát, cắp sừng của nó
vằn tiếp tục động đậy.
Y tưởng con côn trùng là loài như thế. Y còn từng lấy kéo cắt con ve
sầu làm đôi, nằm sừng bọ hung nhổ đầu ra, nhưng nó vữa đạp chân, vẫy
cánh một lúc lâu. Mãi mà nó không chịu chết cho ta nhờ. Miki nghĩ côn
trùng đúng là loài sinh vật có sức sống bền bỉ.
Nhưng lẽ thường không phải là như vậy. Dần dần y nhận ra rằng
không một đứa trẻ nào xung quanh đánh giá về côn trùng như mình cả. Có
lẽ tại mình đã giết phải những con có sức sống đặc biệt. Tuy từng đặt giả