phải mất gần hai tiếng để đổ đầy chín tấm chắn.”
“Nhưng không phải là các anh đã nhận được tín hiệu nhảy trường từ hai
tiếng trước rồi sao?”
“Phải – nếu phòng điều khiển hoạt động tốt. Nhưng các thiết bị trong
phòng điều khiển đã bị tắt mười tiếng rồi. Khói a xít đã bốc lên đó. Chúng
có thể đã ảnh hưởng tới các thiết bị điện. Chúng tôi không biết là chúng còn
hoạt động tốt hay không nữa.”
“Giờ tôi hiểu rồi,” Stern nói. “Và mỗi bể chứa thì lại khác nhau.”
“Đúng. Mỗi bể đều có điểm khác.”
Đây đúng là một vấn đề khoa học kinh điển trong thế giới thực, Stern
nghĩ. Cân đong các nguy cơ, cân đong các khả năng. Hầu hết chẳng ai hiểu
được rằng các vấn đề khoa học chủ yếu tồn tại dưới dạng này. Mưa a xít,
hiện tượng trái đất nóng dần lên, sự rửa trôi, hiểm họa ung thư – tất cả
những câu hỏi phức tạp này luôn là những vấn đề cân đối đa tác động và đòi
hỏi những quyết định chủ quan. Các dữ liệu nghiên cứu chính xác đến đâu?
Những nhà khoa học thực hiện nghiên cứu đáng tin đến đâu? Quy trình mô
phỏng của máy tính đáng tin cậy đến đâu? Những dự đoán tương lai quan
trọng đến thế nào? Những câu hỏi này cứ lặp đi lặp lại. Hiển nhiên là giới
truyền thông chẳng bao giờ lại quan tâm tới những thứ rắc rối phức tạp, vì
chúng sẽ thành những cái tít chẳng hay ho gì. Kết quả là, mọi người nghĩ
khoa học rõ ràng và dễ hiểu, trong khi nó chẳng bao giờ như thế hết. Kể cả
những ý niệm được thừa nhận rộng rãi nhất – như là vi trùng có khả năng
gây bệnh – cũng chưa được chứng minh một cách triệt để như mọi người
nghĩ.
Và với trường hợp đặc biệt này, trường hợp có liên quan trực tiếp đến
sự an toàn của các bạn anh, Stern phải đối mặt với tầng tầng lớp lớp những
điều không chắc chắn. Không chắc là những chiếc bể chứa kia đủ an toàn.
Không chắc là liệu phòng điều khiển có thể cho ra những cảnh báo thích
đáng. Không chắc là liệu họ nên từ từ dẫn nước vào các bể chứa bây giờ,