ĐỒNG TIỀN LÊN NGÔI - Trang 306

những người khá giả hoặc rất khá giả."

[578]

Trong sự oán giận của ông đối

với IMF (và Phố Wall), Stiglitz đã bỏ qua một thực tế là, không chỉ có các
tổ chức đó đã ủng hộ cho sự trở lại của luồng vốn tự do trong thập niên
1980. Thực ra chính Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã san
ủi để mở ra con đường tự do hóa, và tiếp theo sau (sau sự đổi màu của
những người Pháp theo chủ nghĩa xã hội như Jacques Delors và Michel
Camdessus) là ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu. Trên thực tế, dường
như đã có Đồng thuận Paris còn trước cả Đồng thuận Washington (mặc dù
trên nhiều khía cạnh, nó được xây dựng dựa trên Đồng thuận Bonn có từ
sớm hơn nhiều, ủng hộ các thị trường vốn tự do).

[579]

Ở London cũng vậy,

chính phủ của Margaret Thatcher đã hối thúc việc đơn phương tự do hóa tài
khoản vốn mà không hề có sự thúc ép nào từ phía Mỹ. Đúng hơn, chính
chính quyền Reagan đã bước theo sự dẫn đường của Thatcher.

Lời than phiền lớn nhất của Stiglitz đối với IMF là tổ chức này đã phản

ứng một cách sai lầm trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997
khi cho vay tổng cộng là 95 tỷ đô la tới các quốc gia đang gặp khó khăn,
song lại gắn với các điều kiện theo kiểu Đồng thuận Washington (như lãi
suất cao hơn, thâm hụt ngân sách chính phủ thấp hơn), những thứ trên thực
tế là nguyên nhân làm tồi tệ thêm cuộc Khủng hoảng đó. Quan điểm được
nhắc lại phần nào bởi nhà kinh tế học và nhà bình luận Paul Krugman

[580]

.

Không ai còn nghi ngờ về mức độ khốc liệt của cuộc Khủng hoảng 1997-
1998. Ở những quốc gia như Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan,
suy thoái nghiêm trọng đã xảy ra năm 1998. Song cả Stiglitz lẫn Krugman
đều không đưa ra được một đề xuất nào thuyết phục để kiểm soát tốt hơn
cuộc khủng hoảng Đông Á dựa trên các đường lối tiêu chuẩn trên tinh thần
Keynes, trong đó các đồng tiền được phép thả nổi còn thâm hụt của chính
phủ được phép tăng lên. Theo những lời lẽ gay gắt trong bức thư ngỏ gửi
Stiglitz của Kenneth Rogoff, người đã trở thành kinh tế gia trưởng của IMF
sau cuộc khủng hoảng châu Á:

Các chính phủ thường tìm đến sự hỗ trợ tài chính của IMF khi họ gặp

khó khăn không tìm được những người mua khoản nợ của họ và khi giá trị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.