ĐỒNG TIỀN LÊN NGÔI - Trang 37

chất phi vật chất của hầu hết tiền tệ ngày nay có lẽ là bằng chứng tốt nhất
cho bản chất thực sự của nó. Những người đi chinh phục đã không hiểu
được rằng tiền là vấn đề của niềm tin, thậm chí là đức tin: tin vào người chi
trả; tin vào người phát hành tiền hay vào tổ chức sẽ chấp nhận tờ séc hoặc
các khoản chuyển khoản của người chi trả. Tiền không nhất thiết phải là
kim loại. Nó là sự tín nhiệm được ghi dấu. Và việc ghi dấu vào đâu không
quá quan trọng: có thể vào đất sét, vào giấy, vào một màn hình tinh thể
lỏng. Bất cứ cái gì cũng có thể trở thành tiền tệ, từ vỏ những con ốc sứ trên
quần đảo Maldives tới những chiếc đĩa bằng đá khổng lồ trên quần đảo Yap
ở Thái Bình Dương

[43]

. Và ngày nay, trong thời đại điện tử thì dường như

một thứ vô hình cũng có thể trở thành tiền tệ.

Mối quan hệ trung tâm kết tinh trong tiền tệ là quan hệ giữa người cho

vay và người đi vay. Hãy nhìn lại những tấm đất sét ở Lưỡng Hà. Các giao
dịch được ghi lại trên đó là việc trả nợ những hàng hóa đã cho vay; những
tấm này hiển nhiên được người cho vay ghi lên và giữ lại (thường chúng
được đặt trong những bình đất sét được niêm phong) để lưu lại số nợ và
ngày trả nợ. Hệ thống cho vay của Babylon cổ đại rõ ràng đã khá phức tạp.
Các khoản nợ có thể được chuyển nhượng, vì thế người ta viết "trả cho
người mang" chứ không phải cho một chủ nợ có tên tuổi rõ ràng. Các phiếu
chứng nhận bằng đất sét hay hối phiếu (draft) được phát cho những người
gửi ngũ cốc hay các hàng hóa khác tại cung điện hay đền đài. Người cho
vay phải trả lãi (khái niệm này có lê bắt nguồn từ sự gia tăng tự nhiên đàn
gia súc) với mức lãi suất thường lên tới 20%. Các bài tập toán từ thời trị vì
của Hammurabi (1792-1750 TCN) cho thấy người ta có thể đã áp dụng lãi
suất kép với các khoản cho vay dài hạn. Nhưng nền tảng của tất cả những
điều này nằm ở mức độ tin cậy trong lời hứa chi trả của người đi vay.
(Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Anh, gốc của từ "tín dụng" (credit)
lại là credo, có nghĩa là "tôi tin" trong tiếng Latin.) Những người vay nợ có
thể được xóa nợ theo định kỳ - trên thực tế, Luật Hammurabi quy định xóa
nợ ba năm một lần - nhưng điều này có lẽ không ngăn cản việc làm ăn của
những người cho vay cá nhân hay công cộng với kỳ vọng hợp lý rằng họ sẽ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.