Như trên, tr. 46.
Tổng số tiền được giải ngân theo Kế hoạch Marshall là tương
đương với khoảng 5,4% tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ vào năm có bài
phát biểu nổi tiếng của tướng George Marshall, tức là 1,1% GDP mỗi năm
được trải ra suốt giai đoạn của chương trình này, bắt đầu từ tháng 4/1948
khi Đạo luật Viện trợ Nước ngoài được thông qua, đến tháng 6/1952, khi
đợt chi trả cuối cùng được thực hiện. Nếu như Kế hoạch Marshall được
thực hiện trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2007, nó sẽ tốn kém 550 tỷ đô
la. Để so sánh, tổng số viện trợ kinh tế cho nước ngoài thực tế dưới chính
quyền Bush từ năm 2001 đến 2006 là dưới 150 tỷ đô la, tức là trung bình
dưới 0,2% GDP hằng năm. (TG)
Greg Behrman, The Most Noble Adventure: The Marshall Plan
and the Time when America Helped Save Europe (Cuộc phiêu lưu cao cả
nhất: Kế hoạch Marshall và thời điểm Mỹ giúp cứu châu Âu) (New York,
2007).
Obstfeld và Taylor, "Globalization and Capital Markets", tr. 129.
Rostow, tác giả của cuốn sách The Stages of Economic Growth: A
Non-Communist Manifesto (Các giai đoạn của tăng trường kinh tế: một bản
tuyên ngôn phi cộng sản, 1960), đã đưa ra lời tư vấn về cả mặt kinh tế lẫn
chiến lược cho các chính quyền đảng Dân chủ trong thập niên 1960. Là
người giữ chức vụ tương đương với cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng
thống Lyndon Johnson, ông có liên quan mật thiết tới sự leo thang của cuộc
Chiến tranh Việt Nam. (TG)
Xem William Easterly, The Elusive Quest for Growth: Economists'
Adventures and Misadventures in the Tropics (Khó truy tìm căn nguyên
tăng trưởng: Cuộc phiêu lưu cùng những bất ngờ khó chịu của các nhà kinh
tế tại các nước nhiệt đới) (Cambridge, MA., 2002).
Michael Bordo, "The Bretton Woods International Monetary
System: A Historical Overview" (Hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods:
Toàn cảnh lịch sử), trong cuốn sách cùng tác giả và Barry Eichengreen (cb),
A Retrospective on the Bretton Woods System: Lessons for International