BẠT 2
Khoảng Cách Nào Có Giữa Đời
Thường Và Văn Chương Đào Hiếu?
T
ác giả: Du Tử Lê
Với vốn sống phong phú, nếu không muốn nói là "ngoại khổ", óc nhận
xét tinh tế và kinh nghiệm "trận-địa-chiến-tiểu-thuyết", Đào Hiếu, theo tôi,
là một trong rất ít nhà văn hàng đầu ở lãnh vực hiện-thực-xã-hội.
Hư cấu nếu có trong truyện của ông, chỉ tựa "làm duyên" cùng, chữ
nghĩa chỉn chu mà thôi.
Mấy yếu tố căn bản vừa kể, vốn là điểm mạnh của họ Đào trong thể
loại truyện dài, một lần nữa, lại xuất hiện "hoành tráng" trong tác phẩm
"Đốt Đời", dầy trên 250 trang.
Khác hơn truyện dài "Bù Khú Tiên Sinh" xây dựng trên những mảng
sương mù ký ức nhà sàn và, sự chập chờn lửa rừng thực / ảo, ở tác phẩm
mới này, Đào Hiếu ném người đọc vào giữa tâm bão của những mặt xã hội
kín, khuất. Đó là câu chuyện của một người con gái từ vai trò tiếp viên
café, trở thành nạn nhân của một đường giây phân phối ma túy - loại mới
nhất: methamphétamine - sau khi vô tình rơi vào cõi "thiên la địa võng".
Những cánh tay xúc-tu của loài bạch tuộc đen, đã đưa một cô gái quê, nổi
trôi từ tầng địa ngục này, qua tầng địa ngục khác. Cái may mắn duy nhất
của cô là gặp, nhận được chân tình của một người đàn ông lớn tuổi…
Truyện dài "Đốt Đời"của Đào Hiếu, với tôi, không chỉ là sản phẩm lao
động trí tuệ - với những thông điệp báo động, cháy bỏng khẩn thiết của một
nhà văn, trước những vấn nạn vây khổn xã hội - mà nó còn như một tự sự