ĐỐT ĐỜI - Trang 185

kể, một hành trình sống khốc liệt của cô gái quê, và, của những người đồng
cảnh ngộ.

Vì truyện dài"Đốt Đời"là một hồi ký, một tự sự kể, cho nên tự thân đã

là cả một khối thuốc nổ hiện thực cực mạnh, khiến nó không cần phải có
những cao trào, những nút thắt, nút mở hay, những cố gắng đào xới tâm lý
hoặc, khai thác bản năng tình dục của con người để lôi cuốn người đọc. Bởi
tính cao trào, sức công phá đã tiềm ẩn trong từng con chữ…

Hơn thế, để giảm bớt tính "sát thương" của khối chất nổ, đôi chỗ, tác

giả đã dùng tới sở trường trào phúng, (riễu cợt ngay cả chính mình), cũng
như bản chất thi sĩ của ông, hầu giúp người đọc có được đôi chút thư giãn
cần thiết. Thí dụ:

"Em bước vào làm bóng tối hỗn loạn
Xô đẩy tan tác
Đêm rách nát sau tiếng nổ của gót hài
Những ánh đèn tự chọc vào mắt mình
Đứt bóng.
Trăng rớt xuống sân vỡ như gương soi
Máu nguyệt động chảy đen trần gian…"
(Trích chương 4)
Cũng vì tràn ngập vốn sống tiếp thu được từ "hiện trường", nên những

chương đoạn trong Đốt Đờilà những cảnh phim chuyển động mau. Những
cắt lát dứt khoát, quyết liệt, khiến người đọc khó rời khỏi trang sách.

Tôi muốn nói, ngoài trải nghiệm hiện thực, tài hoa của Đào Hiếu còn

san bằng, xóa sạch khoảng cách giữa tiểu thuyết và đời thường.

Bên cạnh đó, qua từng con chữ, người đọc cũng gặp được không ít

những liên-ảnh bất ngờ, mới mẻ, đôi chỗ lại đậm đặc chất thi ca. Ở phương
diện kỹ thuật này, tôi nghĩ, Đào Hiếu đã là một thi sĩ, nhiều hơn một nhà
văn.

Thí dụ, ngay từ khởi truyện, Đào Hiếu đã so sánh nhân vật nữ của ông

với một con khỉ nhỏ. Một con khỉ nhỏ lí lắt, tinh ranh, với bản chất ngây
ngô, khờ khạo, như nhân vật nữ, hay như chính ông?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.