Tôi rất thích những ý tưởng, hình ảnh rất thơ, khá nhiều trong "Đốt
Đời" của họ Đào. Như:
"…Ông cầm cuốn sách lên tay, mở ra. Cơn gió từ những trang sách
thổi vào mặt. Những dòng chữ ùa ra, bay quanh ông như đàn chim. Đó là
tập thơ đầu tay của ông: mới mẻ, trong trắng, nhưng vẫn còn bí ẩn như một
thế giới chưa được biết đến…"(Trích chương 3)
Hoặc:
"…Trong căn phòng im lặng giữa một xóm lao động nghèo nàn, tiếng
khóc của ông như tiếng giun dế luẩn quẩn giữa bốn bức vách ẩm mốc. Ông
nghe rất rõ và ngạc nhiên thấy như đó là tiếng khóc của một người nào
khác vô hình, vừa đến chia sẻ cùng ông…" (Trích chương 14)
Hoặc nữa:
"…Lúc ấy trái bần chín trĩu cả những vạt rừng. Mùi thơm của nó làm
ngây ngất những cơn gió. Con sóc nhỏ không còn hái trái cho người cha
mà hái tặng ông. Nó chuyền cành lanh lẹ, dẫn dụ ông đi lạc vào một cõi
trời đất nồng nàn thứ mùi ngai ngái của vỏ cây lên men…" (Trích chương
21)
Trong rất nhiều trang văn của mình, Đào Hiếu cũng đem lại cho người
đọc những xúc động tự nhiên, khi ông viết về những cái chết của một số
sinh vật, có nghiệp duyên với ông từ thời niên thiếu và, cái chết của
chúng…đã sống lại, vì cái chết của con chó nhỏ, người bạn trung thành của
cô-gái-ma-túy…
Tôi muốn gọi đó là những dòng chữ chói lọi tình yêu và, tinh ròng tình
bạn, của những kẻ bị gạt ra bên lề xã hội. Nhưng tình người nơi họ, lại là
một thứ gì giống như xa xỉ và, xa lại với những sinh vật vô cảm, được gọi
là con người nhởn nhơ giữa xã hội.
Tuy sống cạn kiệt thân, tâm với những "cái chết trắng", với những kẻ
trộm chó, với những "diệu thủ" trộm cắp, tiêu thụ đồ gian, xe gian, thậm
chí sát nhân,…họ Đào vẫn không quên cho thấy, ở cái thế giới bạo lực
hoang dã kia, thấp thoáng đâu đó, vẫn là những bảo bọc, chia sẻ của tình
người. Phải chăng, tác giả muốn nhấn mạnh, giữa khi đạo lý nhân quần