C
Phối hợp
on trai tôi muốn tôi giết bà ấy. Nó vẫn còn trẻ và vẫn chưa
thể diễn đạt điều này ra một cách hoàn hảo, nhưng tôi biết
chính xác thằng bé muốn gì. “Con muốn bố đánh bà thật
mạnh.”
“Mạnh đến mức làm bà khóc à?” tôi hỏi nó.
“Không,” thằng bé nói, cái đầu nhỏ bé lắc qua lắc lại, “mạnh
hơn thế nữa cơ.”
Con trai tôi không phải là đứa bạo lực. Thằng bé gần bốn tuổi
rưỡi, và tôi không thể nhớ nổi từng có lúc nó yêu cầu tôi đánh ai đó.
Nó cũng không phải loại trẻ con bám riết lấy người lớn đòi hỏi
những thứ nó không cần, như một cái ba lô có hình Dora
hay một
cây kem. Con trai tôi chỉ đòi hỏi khi nó cảm thấy mình xứng đáng
được đáp ứng. Giống như bố nó.
Và nếu đổ lỗi không phải là một tội, thì thằng bé không hề
giống mẹ nó. Thời chúng tôi còn sống với nhau, vợ tôi hay chạy về
nhà nước mắt dầm dề kể lể chuyện bị một người đàn ông chửi trên
xa lộ, hay bị trấn lột ở cửa hàng. Tôi thường phải yêu cầu cô ta thuật
lại sự việc theo ba hay bốn cách khác nhau, vặn hỏi, điều tra tới tận
những chi tiết nhỏ nhất. Trong 90% trường hợp, rõ ràng là vợ tôi có
lỗi. Nghĩa là người đàn ông trong xe hơi nọ đã có lý khi chửi cô ấy,
còn anh chàng ở cửa hàng – tất cả những gì anh ta làm chỉ là thêm
thuế bán hàng vào hóa đơn của vợ tôi.
Nhưng cậu con trai Roiki bé bỏng của tôi thì không như thế. Và
nếu thằng bé yêu cầu bố nó đánh bà mạnh hơn mức làm bà khóc,