tôi biết thực sự có chuyện gì đó đang xảy ra. “Bà đã làm gì con?” tôi
hỏi. “Bà có đánh con không?”
“Không.” Roiki nói. “Khi mẹ ra ngoài, bà trông con. Bà khóa cửa
và để mặc con trong phòng tối om và không chịu mở cửa ra. Thậm
chí dù con khóc. Dù con hứa sẽ là một cậu bé ngoan.”
Tôi ôm thằng bé thật chặt. “Đừng lo,” tôi nói với nó. “Bố sẽ thu
xếp để bà ngoại chấm dứt chuyện đó.”
“Bố sẽ đánh bà còn mạnh hơn cả mạnh chứ?” con trai tôi hỏi
trong nước mắt.
Thật đau lòng khi phải chứng kiến con trai bạn khóc, nhất là khi
bạn đã ly hôn. Và cảm giác đó thực sự thôi thúc tôi muốn trả lời Roi
là “Phải,” muốn thề rằng tôi sẽ làm thế. Nhưng tôi không nói gì
hết. Tôi thận trọng. Vì điều tệ hại hơn cả là hứa gì đó với một đứa
trẻ mà không thực hiện. Một trải nghiệm như thế sẽ để lại vết sẹo
suốt đời. Tôi lập tức thay đổi chủ đề. Tôi nói với thằng bé, “Con có
muốn tới bãi để xe ở chỗ bố làm việc không? Bố sẽ đặt con ngồi
lòng, rồi bố con mình sẽ cùng nhau lái xe – theo kiểu phối hợp
ấy.”
Khi tôi nói tới “phối hợp”, đôi mắt thằng bé sáng lên, long lanh
đầy háo hức, và nước mắt còn đọng lại làm đôi mắt nó càng sáng
hơn. Chúng tôi lái xe theo kiểu đó có lẽ chừng nửa giờ trong bãi để xe,
con trai tôi điều khiển vô lăng, còn tôi phụ trách các bàn đạp. Thậm
chí tôi còn để thằng bé sang số. Chuyển số lùi làm nó thích nhất.
Thật chẳng gì sánh được tiếng cười của một đứa trẻ.
Tôi đưa thằng bé trở về sớm mười lăm phút. Tôi biết người ta
đang để mắt đến chúng tôi, vì thế tôi cực kỳ thận trọng với những
chuyện này. Trước khi vào thang máy, tôi kiểm tra con trai mình hai
lần để đảm bảo thằng bé trông tươm tất, và tôi đã giao lại thằng