CHƯƠNG XIII
THỨ CÓ LÔNG VŨ
Homo sapiens
“Tương lai học chưa bao giờ là một lĩnh vực nghiên cứu được tôn trọng
thật sự,” tác giả Jonathan Schell từng viết. Với lời cảnh báo đó trong đầu, tôi
đã lên đường tới Viện Nghiên cứu Bảo tồn, một tiền đồn của Vườn thú San
Diego cách thành phố 30 dặm về phía bắc. Con đường dẫn tới viện đi qua
vài sân golf, một trang trại rượu vang và một trang trại đà điểu. Khi tôi tới,
nơi đó im ắng như một bệnh viện. Marlys Houck, một nhà nghiên cứu
chuyên về cấy mô, dẫn tôi đi dọc theo một hành lang dài tới một căn phòng
không có cửa sổ. Cô lôi ra một cặp găng tay cực dày chuyên dùng cho lò
nướng và cạy nắp một chiếc thùng kim loại lớn. Một dòng khí ma quái bốc
lên từ chỗ mở ra.
Dưới đáy thùng là nitơ lỏng, nhiệt độ âm 320 độ [
]. Treo trên vũng nitơ
lỏng là những hộp đựng các chai lọ nhựa nhỏ. Những chiếc hộp này được
chồng lên có ngọn, và những chai nhựa được sắp xếp đứng thẳng, giống như
những cái cọc, mỗi cái đóng vào một chỗ trống. Houck xác định chiếc hộp
mà cô đang tìm và đếm qua vài hàng, rồi đếm xuống. Cô lấy ra hai chai nhỏ
và đặt chúng trước tôi trên một cái bàn sắt. “Chúng đây,” cô nói.
Bên trong những chiếc lọ đại khái là tất cả những gì còn lại của chim
po’ouli, hay chim ăn mật ong mặt đen, một loài chim lùn và chắc mập với
khuôn mặt đẹp đẽ và bộ ngực màu kem sống ở Maui. Chim po’ouli từng
được mô tả với tôi là “không chỉ là một loài chim đẹp mà là một sinh vật
đẹp nhất trên thế giới”, và có lẽ nó đã tuyệt chủng một hoặc hai năm sau khi
Vườn thú San Diego và Cơ quan Cá và Thiên nhiên hoang dã Mỹ thực hiện
nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng nhằm cứu nó vào mùa thu năm 2004. Lúc đó,
người ta chỉ còn biết được ba cá thể tồn tại, và ý tưởng là bắt chúng và gây
giống. Nhưng chỉ một trong ba con chim bị đánh lưới. Người ta tưởng nó là
một con cái, nhưng hóa ra lại là một con đực, diễn biến đã khiến các nhà
khoa học của Cơ quan Cá và Thiên nhiên hoang dã nghi ngờ rằng chim