DU GIÀ TÂY TẠNG - GIÁO LÝ VÀ TU TẬP - Trang 10

ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG

10

Một vài lời về giáo pháp căn bản của Mật giáo Tây

Tạng và

nguyên lý nền tảng nằm bên dưới sự hành trì

của nó có thể là hữu dụng. Điều này có thể tóm lược
trong những lời sau đây: “Sự huyền diệu của Phật Quả
thì phổ hiện, nhưng con đường ngắn nhất để chứng ngộ
chân lý này là khám phá nó ở bên trong phức-thể thân-
tâm của chính mình.” Bằng những bài luyện tập tâm linh
và sự áp dụng những kỹ thuật Mật giáo – như Sáu Yoga
chẳng hạn – một người có thể sớm nhận ra rằng thân,
tâm, và “thế giới khách quan” tất cả đều là hiện tướng
của Phật Quả thần diệu ấy. Sinh tử là Niết bàn, người là
“thần,” những đam mê dục vọng “bất tịnh” chính là
những biểu hiện của Năm Vị Phật Bản Nhiên,

1

Giác Ngộ

hay Giải Thoát đạt được không phải bằng cách nhổ rễ
những dục vọng phiền não của con người mà bằng cách
đồng nhất chúng với Trí Huệ Siêu Việt. Giáo pháp căn
bản của Mật giáo Tây Tạng như thế có thể gọi là giáo
pháp thấy phức-thể thân-tâm là tương ứng với, nếu
không phải là đồng nhất với, giáo pháp về Phật. Tinh
thần và sự hành trì của tất cả các Yoga Mật giáo cũng
đều hướng đến sự khai mở nguyên lý căn nguyên này.

Bây giờ chúng ta hãy lấy hai trụ cột của tu tập Mật
giáo, Yoga Phát Sinh và Yoga Hoàn Thiện [Thành Tựu]
làm minh họa cho giáo pháp này. Trong pháp tu Yoga
Phát Sinh, hành giả yoga được dạy quán tưởng và như
thế đồng nhất thế giới bên ngoài như là những Mạn đà
la; thân của hành giả như là Thân của vị Hộ Phật; hệ
thống thần kinh của hành giả như là Ba Kênh Mạch
[chính] và các kênh của bốn Xa luân (Cakras); các Giọt
Tinh Chất (Bindus) của hành giả như là các phân tiết của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.