DU GIÀ TÂY TẠNG - GIÁO LÝ VÀ TU TẬP - Trang 9

DU-GIÀ TÂY TẠNG

9

Lời Nói Đầu

Nếu chủ nghĩa thần bí được định nghĩa, một cách

rộng rãi, là “Chủ nghĩa chủ trương rằng tri thức trực tiếp
về „Thượng đế‟ hay chân lý tâm linh có thể đạt được qua
trực giác tức thời,” thì Mật giáo Tây Tạng cũng được
xem là một hình thức của chủ nghĩa thần bí. Dĩ nhiên,
vấn đề ở đây là hiểu các hạn từ “tri thức,” “Thượng đế,”
“chân lý tâm linh,” và “trực giác” theo nghĩa nào. Một
phân tích cẩn thận về cách dùng những từ ngữ này sẽ lập
tức mở ra những khái niệm phức tạp và phân rẽ nằm ở
phía sau chúng, và dường như không có sẵn một sự hiểu
biết đồng ý chung nào. Bất chấp sự tương tự bề ngoài
của nhiều hình thức khác nhau của chủ nghĩa thần bí,
vẫn có những dị biệt to lớn thực sự hiện hữu giữa những
hình thức khác biệt đó. Nhưng để nêu ra những dị biệt
một cách chi tiết, cần phải có một kiến thức toàn triệt về
tất cả các hệ thống, cùng với kinh nghiệm cá nhân về
mỗi hệ thống đó được nhiều nhà huyền học chứng thực.
Những đòi hỏi này quả thực quá khó, nếu không nói là
không thể đạt được, cho bất cứ cá nhân nào hoàn thành
hôm nay. Do đó, mục đích của tác giả không phải là làm
một cuộc nghiên cứu có tính cách phê bình Mật giáo
Tây Tạng so với những hình thức khác của chủ nghĩa
thần bí, mà là để giới thiệu với độc giả phổ thông một số
những bản văn quan trọng cho đến bây giờ vẫn chưa khả
dụng trong các ngôn ngữ phương Tây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.