DU GIÀ TÂY TẠNG - GIÁO LÝ VÀ TU TẬP - Trang 11

DU-GIÀ TÂY TẠNG

11

các nguyên tố tích cực và tiêu cực; nguyện vọng và năng
lực của hành giả như là Trí Tuệ-Khí (Wisdom Prana) và
“Ánh Sáng”… Trong phép tu Yoga Hoàn Thiện, trước
tiên hành giả được dạy hòa tan Tâm-Khí

2

trong Ánh

Sáng Bẩm Sinh – Pháp Thân – cho đến giờ hãy còn ẩn
tàng “ở trong” Trung khu Xa luân Tim, và từ đó lại
phóng ra Sắc Thân (Rupakaya), và như thế kích hoạt vô
số hành động của Phật Quả.

Một lý thuyết quan trọng nằm ngầm bên dưới của sự
tu tập các Yoga Tây Tạng gọi là tính “Đồng nhất của
Khí và Tâm”

3

cũng nên đề cập ở đây. Mật giáo nhìn thế

giới như là sự kết hợp liên tục của tương quan tương
phản, những nguyên tố tương khắc và những mối quan
hệ tương sinh: bản thể và hiện tượng, tiềm tàng và hiển
hiện, lý do và ảnh hưởng, Niết bàn và Luân hồi… Khí và
Tâm
. Mỗi cặp nhị nguyên này, dù có tính cách đối chọi
bên ngoài, nhưng trong thực tại, lại là một nhất thể
không thể phân chia. Nếu một người có thể hiểu và làm
chủ trọn vẹn một thành tố của cặp nhị nguyên ấy, một
cách tự động, họ có thể hiểu và làm chủ thành tố kia.
Như thế, ai nhận ra yếu tánh của tâm như là Trí Huệ
Siêu Việt thì đồng thời sẽ nhận ra yếu tánh của Khí như
là lực sống vô tận và là hành động của Phật Quả. Không
cần thiết phải quảng diễn ở đây tất cả nhiều hình thái của
giáo pháp này, nhưng một hình thái có tầm quan trọng
nhiều hơn trong những hình thái đó nên được chú ý đến,
tức là, “tính chất hỗ tương của tâm và khí.” Điều này có
nghĩa là một loại tâm, hay một hoạt động tâm trí nào đó,
đều được một khí có tính chất tương ứng, hoặc siêu việt
hoặc thế tục, đi kèm một cách không biến đổi. Chẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.