DU-GIÀ TÂY TẠNG
13
[Khí]. Con đường trước giống Phật giáo Thiền (Hán:
Ch‟an; Nhật: Zen) trong nhiều cách, bởi vì nó nhấn
mạnh sự quán sát và tu dưỡng Tâm Bản Nhiên, và chỉ
đòi hỏi ở mức tối thiểu những chuẩn bị nghi thức và các
yoga. Con đường sau là một loạt những phương pháp tu
tập Yoga kịch liệt và phức tạp được biết như là Yoga
Phát Sinh và Yoga Hoàn Thiện. Ba trích yếu nói về Đại
Thủ Ấn trong phần thứ nhất của tập sách này thuộc về
nhóm trước, mà độc giả có thể sớm khám phá thấy nó
tương tự với Phật giáo Thiền ở giai đoạn đầu một cách
đáng kinh ngạc. Sáu Yoga của Naropa thuộc về nhóm
sau – là một tổng hợp của các Yoga Phát Sinh và Hoàn
Thiện.
Theo quan điểm Yoga, trong nhóm Sáu Yoga thì các
Yoga Nội Nhiệt và Yoga Thân Huyễn là chủ yếu, còn
bốn Yoga kia: Yoga Giấc Mộng, Yoga Ánh Sáng, Yoga
Cõi Trung Ấm, và Yoga Chuyển Di [thần thức], là các
chi nhánh của hai Yoga chính. Tuy nhiên, đối với những
ai thích thú nghiên cứu các trạng thái “vô thức” hay
“siêu thức,” thì Yoga Giấc Mộng và Yoga Ánh Sáng có
thể quan trọng hơn, bởi vì hai Yoga này cung cấp tin tức
cốt yếu về chủ đề. Một tóm lược Nhập Môn của Lạt ma
Drashi Namjhal – một bản văn đơn giản nhưng rõ ràng –
được dịch ở đây để cung cấp cho độc giả một kiến thức
phổ thông về Sáu Yoga. Bởi vì vào thời gian này, dịch
giả không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các bản văn
nguyên tác Tây Tạng, các phần trích yếu và Sáu Yoga
của Drashi Namjhal được dịch từ bản Hoa ngữ mà gần
đây được các nguồn tài liệu Phật giáo bảo trì ở Hồng
Kông và Đài Loan bảo vệ.
4
Tất cả những dấu nhấn giọng