ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG
12
hạn, một tâm thái, một cảm giác, hay một ý nghĩ đặc biệt
luôn luôn có một khí tương ứng đi kèm và một nhịp điệu
phản ảnh trong hiện tượng thở. Như vậy, khi tức giận
sinh khởi không những là một ý-nghĩ-tình-cảm bốc lửa
mà còn sản xuất những cái “thô” khó nghe, nổi bật của
hơi thở. Mặt khác, khi có sự tập trung bình tĩnh vào một
vấn đề trí thức, thì ý nghĩ và hơi thở biểu thị một sự bình
tĩnh tương tự. Khi tập trung sâu xa, như trong khi nỗ lực
giải quyết một vấn đề tế nhị, thì một cách vô thức hơi
thở ngưng lại. Khi một người ở trong tâm thái giận dữ,
kiêu hãnh, ganh tị, xấu hổ, kiêu căng, yêu đương, ham
muốn, v. v…, thì ngay lúc đó có thể cảm thấy tức thời
“khí” hay “hơi” này bên trong y. Trong Định (Samadhi)
sâu không có niệm tưởng dấy lên, cũng không có hơi thở
có thể nhận thức được. Tại giây phút khởi đầu của Giác
ngộ, khi ý thức bình thường được chuyển hóa, thì lập
tức khí thay đổi
vòng quay. Theo đó, mọi tâm thái, tư
tưởng, và tình cảm – dù đơn giản, vi tế, hay phức tạp –
đều có khí tương ứng hay hỗ tương đi kèm. Ở giai đoạn
cao của Thiền, sự tuần hoàn của máu hạ thấp hầu như
ngừng lại, hơi thở có thể nhận thức được cũng dừng lại,
và hành giả yoga kinh nghiệm sự chiếu sáng ở một độ
nào đó trong tâm thái không có ý nghĩ. Lúc ấy không
những xảy ra sự thay đổi của ý thức mà còn có sự thay
đổi trong sự vận hành sinh lý của thân.
Đặt căn bản trên nguyên lý này, Mật giáo Tây Tạng
cống hiến hai con Đường, hay hai loại Yoga, cả hai đều
đưa đến cùng một mục đích siêu thế tục. Một được gọi
là Con Đường Giải Thoát, hay “Yoga Tâm,” và một là
Con Đường Thiện Xảo hay là “Yoga Năng Lượng”