DU GIÀ TÂY TẠNG - GIÁO LÝ VÀ TU TẬP - Trang 108

ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG

108

Hum ở Trung khu Tim phát ra ánh sáng sáng ngời – đầy
khắp toàn thân – họ sẽ có cơ hội tốt để thấy Ánh Sáng
“kém hơn.” Trong trạng thái của giấc ngủ nhẹ không
mộng, họ sẽ thấy bản tánh của Tâm như sáng ngời và
trống rỗng – trong suốt không ngăn ngại. Trực-thức của
họ rõ ràng như khi thức. Tuy nhiên, họ không thể loại bỏ
được những ý nghĩ phân tán, và đôi khi Trực-thức chiếu
sáng của họ cũng cùng xuất hiện với mộng. Nếu điều
này xảy ra, họ nên tiếp tục tập trung vào Hum và cố
gắng giữ Trực-thức chiếu sáng để ổn định Ánh Sáng ấy.
Ai không thể nhận ra Ánh Sáng trong lúc ngủ say không
nên thất vọng, thay vì, nên cố gắng trở nên ý thức trở lại,
và dần dần sẽ thành công. Nếu vì sự xáo động của khí,
một vài giấc mộng phát sinh, họ nên đồng nhất những
thị kiến này với Phật Hộ Trì và Mạn-đà-la của Ngài, rồi
cố gắng một lần nữa hòa tan chúng vào Đại Không…

Nên biết rằng Ánh Sáng “kém hơn” không phải là

Ánh-Sáng-của-Giấc-Ngủ đích thực; cái sau là Ánh Sáng
thứ Tư, hay Ánh Sáng Bẩm Sinh hoàn toàn không có
những ý nghĩ phân tán và phân biệt, trong khi cái trước
chỉ là Ánh Sáng bề ngoài, nông cạn hòa lẫn với những ý
nghĩ phân biệt và phân tán. Nhưng nếu có thể ổn định và
tăng cường Ánh Sáng “kém hơn” này, đương nhiên sẽ
có thể thành công trong việc giữ Ánh Sáng Bẩm Sinh.
Hiện nay, nhiều hành giả yoga ở Tây Tạng có thể chỉ đạt
đến trạng thái giữ được Ánh Sáng “tương ứng”; ngay cả
những người tu luyện giỏi cũng có thể chỉ giữ được Ánh
Sáng “kém hơn.” Do đó, biết sự khác nhau này là cực kỳ
quan trọng…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.