ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG
134
dân) người ở Trung Ấm có vận mệnh tùy thuộc vào nó. Xem đoạn
nói về Yoga Trung Ấm.
(8) Chỉ dẫn Cốt lõi (T.T.: Nan.Nag. hay gDam.Nag.): hay chỉ dẫn
cốt yếu, gồm các cốt yếu của giáo lý Mật giáo chuyển vận đến đệ
tử, thường trong hình thức rất đơn giản, chính xác, nhưng thực
dụng.
(9) Sáu Yoga: các Yoga về Nội Nhiệt (Dumo, Tumo), về Thân
Huyễn, về Giấc Mộng, về Ánh Sáng, về Trung Ấm và về Chuyển
Di.
(10) Chủ Nhân của những Bí Mật: một danh hiệu khác của
Vajradhara (Kim Cương Trì); một vài người nói là một danh hiệu
khác của Vajrapāni (Kim Cương Thủ).
(11) Đa-ki-ni (Ph.: Ḍākinīs; T.T.: mKhah.hGro.Ma.; nghĩa đen:
không hành nữ): những Thiên nữ Mật giáo bảo vệ và phục vụ Giáo
pháp Mật giáo. Họ không phải là những bậc giác ngộ bất biến; có
nhiều chúng sinh cũng gọi là Đa-ki-ni thế gian (T.T.:
hJig.rTen.mKhah.hGro.Ma.) vẫn còn bị Sinh-tử ràng buộc.
(12) Hai Yoga: Trong Annuttara Tantra, “Mật điển Vô thượng,” có
hai pháp tu tập chính: một là Yoga Phát Sinh (T.T.: sKyed.Rim.) và
một là Yoga Hoàn Thiện (T.T.: rDosgs.Rim). Cái trước cũng có thể
dịch là Yoga Phát triển hay Sáng tạo, chuẩn bị cho cái sau, và nhấn
mạnh vào thực hành tập trung và quán tưởng. Những khía cạnh
chính của nó gồm những bước sau đây:
1.
Quán tưởng tất cả các đối tượng và tự-thân như hòa tan vào
Không.
2.
Quán tưởng trong Không một hạt giống (bīja: chủng tử) tự nó
biến thành một hình tượng của Phật Tự-Hộ-Trì.
3.
Quán tưởng Thân Phật Tự-Hộ-Trì trong toàn thể, gồm cả Ba
Kênh Chính và Bốn Xa luân (Cakras).
4.
Quán tưởng Mạn-đà-la và đồng nhất tất cả các hóa hiện với
Phật Quả.