ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG
136
(16) Bởi vì hiện thời không có các sách tham khảo Tây Tạng, dịch
giả không có cách nào nhận diện được tên của “tám mươi kiểu ý
nghĩ phân biệt” này.
(17) Khải Thị, Gia Tăng, và Thành Tựu (T.T.: sNan.Ba.‟ rGyas.Ba.,
[và] Thob.Ba.): Đây là ba giai đoạn trong đó Ba cái Không [Voids]
tuần tự xuất hiện, và tám mươi ý phân biệt và Phiền Não-Dục Vọng
tuần tự lắng xuống trong quá trình “Hòa tan của Tâm-Khí.” Điều
này có thể xảy ra trước khi ngủ, vào lúc chết, và khi khí đi vào
Kênh Giữa. Xem đoạn nói về Yoga Ánh Sáng.
(18) Nền Tảng, Con Đường, và Thành Tựu (T.T.: gShi.Lam.
hBras.Bu.): Ba thuật ngữ này rất thường dùng trong các bản văn
Mật giáo Tây Tạng. Nền Tảng (gShi.) ám chỉ nguyên lý căn bản của
Phật giáo Mật giáo; Con Đường (Lam.) là sự tu tập, hay cách hành
động thích nghi với nguyên lý “Nền Tảng”; Thành Tựu hay “Quả”
(hBras.Bu.) là sự chứng ngộ đầy đủ nguyên lý “Nền Tảng.” Ví dụ,
Nền tảng của Sáu Yoga được đặt trên niềm tin quyết rằng Phật tánh
bẩm sinh, không có nền tảng này không một môn tu tập nào có thể
[dẫn đến] Ba Thân của Phật Quả nằm bên trong phức thể thân-tâm.
Do đó, Nền Tảng là nguyên nhân, hạt giống, hay tính tiềm năng của
Ba Thân bên trong tất cả chúng sinh; Con Đường của Sáu Yoga là
sự tu tập dựng lập bên trong cái khung của nguyên lý căn bản này;
và Thành Tựu là sự chứng ngộ đầy đủ Ba Thân.
(19) Demchog (T.T.: bDe.mChog.; Ph.: Śaṃvara): Một vị thần Mật
giáo quan trọng của Mật điển Mẹ (Mother Tantra).
(20) Yoga Phát Sinh (T.T.: sKyed.Rim.): Xem Chú thích 12.
(21) Cửa Thanh Tịnh [hay Thiên môn] (T.T.: Tshans.Bu.; Ph.:
Brāhma-randhra): “lỗ” kín trên đỉnh đầu. Đây là Cửa hay lối ra duy
nhất mà qua đó thức của con người có thể lìa khỏi thân và sinh vào
Tịnh Địa của Phật.
(22) Ba Kênh: Kênh Giữa (T.T.: dBu.Ma.), Kênh Phải (T.T.:
Ro.Ma.), và Kênh Trái (T.T.: rKyan.Ma.). Đây là ba Kênh huyền bí,
hay Nāḍīs
trong thân. Tất cả ba Kênh đều nằm ở phần giữa của