ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG
138
(27) Chủng tự Bīja (T.T.: Sa.Bon., có nghĩa là “hạt giống”) là tinh
thể, hay những biểu tượng chính của một vị thần, của một Xa-luân,
của một nguyên tố (đại), hay những cái tương tự. Người ta tin rằng
bằng cách hành trì một bīja, một người có thể làm thức tỉnh hay làm
chủ nguyên tố mà nó tiêu biểu.
(28) Phép Thở Cái Bình luôn luôn ổn định: một kiểu Thở Cái Bình
dịu nhẹ; khía cạnh chính của nó là đặt một sức ép liên tục nhưng
nhẹ nhàng trên phần dưới của bụng.
(29) Cốt yếu của pháp tu Đại Thủ Ấn đã được cống hiến một cách
rõ ràng trong Phần I, nhất là trong NHỮNG ĐIỀU CỐT YẾU CỦA
PHÁP TU ĐẠI THỦ ẤN của Lạt-ma Kong Ka, thực ra nó là nòng
cốt hay cốt lõi của chỉ dẫn bằng lời về Đại Thủ Ấn. Tổng Quan Đại
Thủ Ấn của Drashi Nanjhal là một tác phẩm rất bác học, cũng là
một tập sách đồ sộ, và cho đến bây giờ nó vẫn chưa được dịch sang
bất cứ ngôn ngữ châu Âu nào. Mục đích chính và chủ đề của tác
phẩm này là cung cấp một nền móng lý thuyết cho Đại Thủ Ấn
trong ánh sáng Bát-Nhã (Prājñāpāramitā). Tuy nhiên, theo ý kiến
của dịch giả, không một giáo lý nào về pháp tu Đại Thủ Ấn có thể
tìm thấy cao hơn hay sâu hơn những chỉ dẫn của Lạt-ma Kong Ka,
cùng với Bài Ca Đại Thủ Ấn và Lời Nguyện Đại Thủ Ấn. Văn học
Tây Tạng quả thực bao la, nhưng giáo lý cao nhất chính là luôn
luôn đơn giản và chính xác. (Garma C. C. Chang).
(30) Bốn Trí Tuệ-Cực Lạc, hay Bốn Trí Không-Cực Lạc (T.T.:
bDe.sTon. Ye.Ces.): Trong Phật giáo Đại thừa đại cương, “Trí-Tuệ-
của-Không” (Không Trí) thường được nhấn mạnh; nhưng “Không
Trí-Cực Lạc” dường như chỉ có nguồn gốc Tây Tạng. Trong Sáu
Yoga, “Bốn Không” và “Bốn Cực Lạc” dường như cũng có thể thay
đổi nhau.
(31) Đây gọi là “hai mươi bốn nơi tụ họp” của các Đa-ki-ni và hành
giả Mật tông ở Ấn độ.
(32) Yi-đam (T.T.: Yi.Dam.): Phật Hộ Trì, được Đạo sư chọn cho
một người trong lễ Khai thị [Quán Đảnh] để họ cầu nguyện và
nương tựa. Trong pháp tu Yoga Phát Sinh, hành giả yoga quán