“Hỡi con người đáng sợ, ngươi đã đặt cái tên mỹ miều nhât cho hành động
gớm guốc nhất khi nói mình tự làm bị thương vì những người bị bao vây. Và
tại sao, hỡi kẻ ngu ngốc, kẻ thù lại phải đầu hàng nhanh hơn khi ngươi tự
làm mình tàn tật như vậy? Có phải ngươi đã mất lý trí khi tự hủy hoại mình
không?”
Trong lời nói của Zopyrus, Herodotus cho chúng ta thấy cách nghĩ từ hàng
nghìn năm của những người trong nền văn hóa ấy, cụ thể là một con người
mà danh dự bị tổn thương, cảm thấy bị hạ nhục, bị khinh khi chỉ có thể xua
tan cảm giác xâu hổ và nhục nhã này bằng hành động tự hủy hoại. Tôi cảm
thấy mình bị đóng dấu nung lên mặt, mà khi bị đóng dấu như vậy - tôi
không sống nổi. Đúng hơn là cái chết chứ không phải là cảm giác bị nung
đã triện lên khuôn mặt tôi. Zopyrus cũng muốn xua đi cảm giác này. Và anh
làm điều đó khi biến gương mặt thành khủng khiếp hơn, khuôn mặt nhục
nhã của anh chàng Ba Tư mà người Babylon nhạo báng và chế giễu.
Đáng chú ý là Zopyrus không coi sự xúc phạm của người Babylon như tổn
thương cá nhân, dành riêng cho mình. Anh không nói - họ xúc phạm tôi,
anh nói - họ xúc phạm chúng ta, chúng ta, toàn thể người Ba Tư. Nhưng
anh nhìn thấy lối thoát cho tình trạng nhục nhã này không ở việc kêu gọi tất
cả người Ba Tư gây chiến, mà ở hành động cá nhân và riêng tư: tự hủy hoại
(hay là tự làm mình tàn tật), hành động đối với anh là sự giải phóng.
Dù lên án hành động của Zopyrus là vô trách nhiệm và liều lĩnh, nhưng
Darius lợi dụng nó ngay sau đó, bíu lấy nó như cái phao cứu hộ cuối cùng
để bảo vệ dân tộc, đế quốc, bảo vệ vương quyền tôn nghiêm trước sự nhục
nhã.
Vậy là ông chấp nhận kế hoạch của Zopyrus như sau:
Zopyrus đi đến chỗ người Babylon, vờ rằng đang trốn chạy hình phạt ngược
đãi và tra tấn của Darius. Những vết thưcmg của anh là bằng chứng tốt nhất
cho điều này! Anh chắc chắn là mình sẽ thuyết phục được người Babylon,
lấy được lòng tin của họ và họ sẽ cho anh chỉ huy quân đội, sau đó anh sẽ
để người Ba Tư vào Babylon.