Nhưng Themistocles xử sự một cách sáng suốt và mạnh bạo: - Hỡi người
Athens, ông kêu gọi, hãy tỉnh táo lại! Mối đe dọa xâm lược vẫn đang treo
trên đầu chúng ta. Cách giải cứu duy nhất là thay vì phân phát khoản tiền
này, ta dùng nó vào việc xây dựng một chiến hạm hùng mạnh để ngăn chặn
cuộc tấn công của Ba Tư!
Herodotus dựng lên toàn bộ bức tranh của cuộc chiến hùng tráng thời cổ đại
này theo quy tắc tương phản: một bên, từ phía Đông, chiếc xe lu khổng lồ
hùng mạnh đang tiến đến - đó là một sức mạnh mù quáng được duy trì bằng
các hình phạt hà khắc, bị lệ thuộc dưới quyền lực chuyên chê duy nhất của
nhà-vua-chúa-tể, nhà-vua-thượng-đế. Bên kia – thế giới Hy Lạp rời rạc,
mâu thuẫn, đầy các tranh chấp nội tại, bất đồng và hận thù, thế giới của các
bộ tộc và thành phố độc lập thậm chí không có chung một quốc gia. Đứng
đầu cái khối hỗn loạn tạp nham này là hai trung tâm Athens và Sparta, mà
các mối liên hệ và tương quan giữa chúng sẽ tạo nên toàn bộ lịch sử Hy Lạp
cổ đại.
***
Trong cuộc chiến này có hai con người đối mặt với nhau. Xerxes trẻ trung
đầy ý thức về quyền lực tuyệt đối, và Themistocles lớn tuổi hơn, tin vào lẽ
phải của mình, mạnh bạo trong suy nghĩ và hành động. Tình thế của họ
không cân bằng - Xerxes nắm quyền, tự ý ra lệnh, còn Themistocles trước
khi đưa ra mệnh lệnh phải được các thủ lĩnh lệ thuộc ông chỉ trên danh
nghĩa và toàn thể nhân dân đồng ý. Ta cũng thấy mỗi người họ trong các vai
trò khác nhau: một người đứng đầu đạo quân đang tiến lên như vũ bão, hối
hả đến thắng lợi cuối cùng, người kia chỉ là primus inter pares
, mất hết
thời gian vào việc thuyết phục, chứng minh và tranh luận với những người
Hy Lạp lúc nào cũng hội họp và bàn cãi về tất cả mọi chuyện.
Ngưèi Ba Tư không có các mâu thuẫn - mục đích duy nhất của họ là làm
vui lòng nhà vua. Họ như những người lính Nga trong bài thơ “Đồn Ordon”
của Mickiewicz
:
“Sa hoàng là Thượng đế, là niềm tin