này mãi mãi. Nhưng tôi biết rằng mình chỉ được dành chút ít thời gian ở
nơi đây mà thôi.
Giờ đây, tôi đang quay trở lại Sri Lanka, nơi chôn nhau cắt rốn của mình,
sau 25 năm xa cách. Giờ nó đã không còn được nhắc đến với cái tên là
Ceylon nữa. Bị đô hộ bởi Hà Lan, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Anh, quốc gia
này cứ như một miếng bánh mà ông lớn nào trên thế giới cũng muốn tranh
phần. Với bãi biển trải dài phía Nam và những ngọn đồi chè xanh mướt ở
miền Bắc, những bến cảng ít dấu vết nhân tạo và thảm động thực vật phong
phú, cùng những viên đá quý làm say lòng người như ngọc lục bảo. Cư dân
nơi đây sống chan hoà vui vẻ, dường như may mắn luôn kề bên họ. Vậy
thiên đường không ở đây thì còn ở đâu nữa?
Thế nhưng cuộc sống bình dị không kéo dài được lâu, tiếng súng đã phá
tan tất cả. Vụ ám sát S.W.R.D.Bandaranaike
khiến lịch sử của quốc gia này đổi thay mãi mãi. Những người không phải
cư dân bản địa không còn được đón chào nữa. Đất đai của họ bị tịch thu, tài
khoản ngân hàng bị đóng. Sự chảy máu chất xám xảy ra gần như ngay lập
tức, nguồn nhân lực con người ở quốc gia này bị vắt đến cạn kiệt. Cũng
như những người dân Sri Lanka khác, gia đình tôi phải nhanh chóng di cư
đến Melbourne, gây dựng một cuộc sống mới.
Nhưng giờ đây, tôi đã quay trở lại. Đặt một phòng ở khách sạn Galle
Face nhìn ra biển Ấn Độ Dương, tôi ngắm khung cảnh xung quanh với một
nỗi bồi hồi ngập tràn trong tâm trí. Khách sạn này đã không còn ở thời
hoàng kim như lúc trước, nhưng ly gin-tonic có kèm theo lát chanh nhỏ
được phục vụ trên sân thượng thì vẫn ngon khó cưỡng. Bắt một chiếc taxi,
điểm đến tiếp theo của tôi là trường học cũ, trường St Thomas College nằm
trên ngọn núi Lavinia.
Trên đường đi, một bạn đồng hành nữ đột nhiên kêu lên:
“Đó là đường Kretser kìa!”
Sau đó, chúng tôi bắt đầu “chế” ra không những đường Kretser mà còn
là làn đường Kretser, rồi khu Kretser nữa. Cô gái nói với ánh mắt rạng