4. Để giải quyết việc đó bạn đã làm những gì? (Cách xử lý tình
huống)
5. Kết quả xử lý tình huống ( Kết quả)
6. Từ kết quả đó, bạn học được điều gì? Kết quả đó ảnh hưởng
thế nào đến cuộc sống của bạn. Bạn trưởng thành lên điều gì?
(Điều học tập, trưởng thành)
7. Trong quá trình hoạt động, bạn có gặp phải trở ngại nào vất vả
không? Khi gặp trở ngại đó bạn có vượt qua được không? (Kinh
nghiệm thất bại? Lý do tiếp tục)
Tìm ra điểm mạnh của bản thân trong các kinh nghiệm đó. Bạn
tìm ra điểm mạnh bằng việc tìm ra các điểm chung thành công
khi giải quyết công việc trong quá khứ. Đó có thể là khả năng
chịu được áp lực, khả năng giao tiếp với những người xung
quanh, khả năng đưa ra các ý kiến… Sau khi tìm ra các điểm
chung rồi, hãy khái quát chúng để đặt tên cho các điểm mạnh đó.
Cố gắng chọn ra ba điểm mạnh nhất.
Tìm ra lĩnh vực bạn muốn hoạt động và làm việc trong tương lai
thông qua phân tích nguồn gốc của động cơ bằng cách trả lời
các câu hỏi:
1. Tại sao bạn đã cố gắng?
2. Tại sao bạn có thể tiếp tục khi có rất nhiều khó khăn?
3. Trong những điều kiện nào bạn có thể tiếp tục làm việc đó?
Từ kết quả phân tích bản thân, chuẩn bị các câu trả lời để PR
bản thân, xây dựng lý do ứng tuyển. Từ việc phân tích điểm mạnh
điểm yếu của bản thân, bạn có thể chuẩn bị chi tiết cho mình
cách trả lời câu hỏi PR bản thân. Từ việc phân tích và hiểu rõ động