câu hỏi ngược cho công ty. Nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn đặt câu
hỏi cho công ty và đánh giá bạn qua cách bạn hỏi và nội dung câu hỏi
của bạn.
Gặt hái những thứ chỉ ở seminar mới có. Đối với một số công ty,
việc tham gia seminar của họ là bắt buộc như một thủ tục để ứng
tuyển, với một vài công ty thì hoạt động này là tự do để sinh viên thu
thập thông tin. Theo tôi, có những thông tin mà bạn không thể tìm
thấy trên internet, chỉ có tham gia seminar mới gặt hái được: ví dụ
cơ hội trò chuyện với nhân viên công ty, cơ hội rèn kỹ năng phỏng
vấn… Tránh tham gia quá nhiều seminar đến mức bạn không có
thời gian làm các việc quan trọng khác như ôn luyện làm bài Test
trình độ hay viết Entry sheet (đơn xin ứng tuyển) nộp cho các công
ty.
Phỏng vấn xin việc.
Phỏng vấn là bước cuối bạn thực hiện trong quá trình tìm việc
và cũng là bước mà bạn phải có một tinh thần thật tốt. Bạn phải đi
phỏng vấn tập trung nhiều công ty trong một thời gian ngắn, nhận
kết quả ngay tức thì và đôi khi kết quả không như ý sẽ làm bạn
buồn nản ảnh hưởng đến cả những lần phỏng vấn khác. Tôi nhớ
tuần đầu tiên của tháng Tư khi các công ty bắt đầu tổ chức phỏng
vấn, một ngày tôi có ba buổi phỏng vấn. Tôi nhận được kết quả
phỏng vấn ngay ngày hôm sau hoặc trong ngày đó luôn và kết thúc
quá trình phỏng vấn tất cả các công ty đăng kí thi tuyển đến
khoảng ngày 10 tháng Tư. Mỗi công ty thường tổ chức phỏng vấn ba
đến bốn vòng trước khi ra quyết định tuyển dụng bạn hay không.
Nếu bạn nhận được kết quả ngay sau khi phỏng vấn nghĩa là bạn
đang nằm ở thứ tự ưu tiên cao mà công ty muốn tuyển dụng, còn
nếu bạn nhận được kết quả phỏng vấn sau nhiều tuần thì có
nghĩa là bạn đang nằm ở diện ưu tiên thấp đối với công ty đó. Dựa