Nhật ít khi có trường hợp đó nên chỉ cần cố gắng vào được một
trường danh tiếng thì kiểu gì cũng sẽ tốt nghiệp được. Đó là tâm lý
chung của sinh viên Nhật.
Với các lý do như trên, việc học đại học ở Nhật khá tự do, thu nạp
được bao nhiêu kiến thức là do bản thân bạn. Để đạt điểm C (điểm
qua một môn học) ở Nhật khá dễ dàng, nhưng để đạt A hoặc A+ thì
khó. Hệ thống giáo dục này tạo điều kiện tốt nghiệp cho những
người không mấy chú tâm vào học tập bằng việc dễ dàng lấy được
điểm C, nhưng đối với những người muốn đào sâu tìm tòi nghiên
cứu lấy điểm A hoặc A+ thì cần nhiều nỗ lực. Vì thế sinh viên
cũng hình thành hai kiểu. Kiểu học để lấy bằng chỉ để thi qua các
môn, tập trung thời gian vào các hoạt động khác và sau khi ra trường
đi làm. Kiểu học lấy kiến thức, tập trung thời gian đào sâu vấn
đề, sau khi ra trường thường học lên cao học. Nói cách khác, nếu
bạn đặt mục tiêu đi học để lấy kiến thức thực sự, bạn sẽ thu nạp
được nhiều kiến thức, nhưng đổi lại bạn không có thời gian hoạt
động xã hội, câu lạc bộ hay làm thêm nhiều. Còn nếu bạn đặt mục
tiêu không cần lấy điểm cao mà chỉ cần học qua các môn thì bạn
sẽ học khá dễ dàng và có nhiều thời gian làm việc khác.
Để tốt nghiệp khoa Kinh tế, tôi cần lấy khoảng 130 tín chỉ
trong vòng bốn năm. Thường thì nếu chăm chỉ học tập, một sinh
viên sẽ có thể lấy đủ 130 tín chỉ trong vòng ba năm đầu. Có những
môn học bắt buộc phải học ở một thời gian nhất định và có môn
học tự chọn nhưng thường cho đến năm cuối sinh viên sẽ không
đăng ký các môn học nhiều nữa để dành thời gian chuẩn bị ôn luyện
thi tuyển dụng. Các công ty Nhật tuyển dụng sinh viên một năm trước
khi ra trường.
Về các môn học, thường thì ngoài các môn chuyên ngành, những
năm đầu sinh viên phải học những môn giáo dưỡng, ở Việt Nam gọi
là môn học đại cương, cơ sở. Những môn này gồm ngoại ngữ hay các