DỮ LIỆU LỚN - Trang 126

xuất hiện với kinh độ, vĩ độ và tỷ lệ. Hệ thống sau đó đã được
một nhà bản đồ học người Flanders, Gerardus Mercator, cải
thiện vào năm 1570, cho phép các thủy thủ lập một tuyến
đường thẳng trong một thế giới hình cầu.

Mặc dù thời điểm đó đã có phương tiện để ghi lại vị trí, nhưng
chưa có định dạng được chấp nhận phổ biến để chia sẻ những
thông tin này. Một hệ thống nhận diện chung là cần thiết, cũng
giống như Internet hưởng lợi từ tên miền để làm những thứ
như email hoạt động được một cách phổ dụng. Việc tiêu chuẩn
hóa kinh độ và vĩ độ mất một thời gian dài. Cuối cùng nó được
ghi nhận vào năm 1884 tại Hội nghị quốc tế Meridian ở
Washington, DC, nơi mà 25 quốc gia đã chọn Greenwich, Anh,
như kinh tuyến chính và điểm không của kinh độ (người Pháp,
vốn tự xem mình là những nhà lãnh đạo về các tiêu chuẩn quốc
tế, bỏ phiếu trắng). Trong những năm 1940 hệ tọa độ Universal
Transverse Mercator (UTM) đã được tạo ra, phân chia thế giới
thành 60 vùng để tăng độ chính xác.

Vị trí không gian địa lý bây giờ có thể được xác định, ghi nhận,
đo đếm, phân tích, và chuyển tải trong một định dạng số chuẩn.
Vị trí có thể được dữ liệu hóa. Nhưng vì chi phí để đo và ghi lại
các thông tin trong môi trường dữ liệu ở dạng tương tự sẽ cao,
nên nó hiếm khi được thực hiện. Để việc dữ liệu hóa diễn ra,
người ta phải phát minh các công cụ đo vị trí với giá rẻ. Cho đến
những năm 1970, cách duy nhất để xác định vị trí địa lý là sử
dụng các điểm mốc, các chòm sao thiên văn, hoặc công nghệ
radio định vị hạn chế.

Một sự thay đổi lớn đã xảy ra vào năm 1978, khi vệ tinh đầu tiên
trong số 24 vệ tinh tạo nên hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được
phóng lên. Các thiết bị thu trên mặt đất có thể lập lưới tam giác
vị trí của chúng bằng cách ghi nhận sự khác biệt về thời gian

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.