tình hình đã nhanh chóng tự đảo ngược. Thông tin analog,
ngược lại, không hề tăng. Do vậy vào năm 2013 lượng thông tin
lưu trữ trong thế giới ước lượng khoảng 1.200 exa byte, trong đó
chưa đến 2 phần trăm là phi kỹ thuật số.
Chẳng có cách nào phù hợp để hình dung kích thước như vậy
của dữ liệu là có ý nghĩa gì. Nếu tất cả được in thành sách,
chúng có thể phủ kín bề mặt của nước Mỹ với chiều dày 52 lớp.
Nếu được ghi vào CD-ROM và xếp chồng lên nhau, chúng có thể
tạo thành 5 cột vươn cao tới mặt trăng. Vào thế kỷ thứ ba trước
Công nguyên, khi Ptolemy II của Ai Cập cố gắng lưu trữ một bản
của mỗi tác phẩm từng được viết ra, Thư viện lớn của
Alexandria đã tượng trưng cho toàn bộ tri thức của thế giới.
Trận lũ lớn kỹ thuật số hiện đang quét qua trái đất tương đương
với việc cung cấp cho mỗi người sống trên trái đất hôm nay 320
lần nhiều hơn thông tin như ước lượng đã được lưu trữ ở Thư
viện Alexandria.
Mọi thứ thật sự được tăng tốc. Lượng thông tin lưu trữ tăng
nhanh hơn gấp bốn lần so với kinh tế thế giới, trong khi sức
mạnh xử lý của máy tính tăng nhanh hơn gấp chín lần. Không
ngạc nhiên khi người ta than phiền tình trạng quá tải thông tin.
Ai cũng bị tác động bởi những thay đổi này.
Hãy nhìn một cách dài hạn, bằng cách so sánh trận lũ dữ liệu
hiện tại với cuộc cách mạng thông tin trước đây, cách mạng in
sách của Gutenberg được phát minh khoảng năm 1439. Trong
năm mươi năm từ 1453 tới 1503 khoảng 8 triệu cuốn sách đã
được in, theo nhà sử học Elizabeth Eisenstein. số lượng đó được
xem là nhiều hơn tất cả những gì các thầy thông giáo đã chép ra
kể từ lúc thiết lập nên Constantinople khoảng 1.200 năm trước.
Nói cách khác, phải mất năm mươi năm để khối lượng thông tin
tăng gấp đôi ở Âu châu, so với khoảng mỗi ba năm hiện nay.