chóng, và chấp nhận sự không chính xác. Hơn nữa, do kích
thước rất lớn của dữ liệu, các quyết định có thể thường được
thực hiện không bởi con người mà bởi máy. Chúng ta sẽ xem xét
những mặt tối của dữ liệu lớn trong Chương Tám. Xã hội đã có
hàng thiên niên kỷ trải nghiệm trong việc tìm hiểu và giám sát
hành vi của con người. Nhưng làm thế nào để bạn chỉnh đốn
một thuật toán? Buổi đầu của tính toán, các nhà hoạch định
chính sách công nhận công nghệ có thể được sử dụng để làm
suy giảm sự riêng tư ra sao. Kể từ đó xã hội đã xây dựng nhiều
quy tắc để bảo vệ thông tin cá nhân. Nhưng trong thời đại của
dữ liệu lớn, những luật lệ này tạo thành một dạng Phòng tuyến
Maginot gần như vô dụng. Người ta sẵn sàng chia sẻ thông tin
trực tuyến - một tính năng trung tâm của các dịch vụ, không
phải là một lỗ hổng để ngăn chặn.
Trong khi đó, mối nguy hiểm đối với những cá nhân như chúng
ta chuyển từ yếu tố riêng tư sang xác suất: các thuật toán sẽ dự
đoán khả năng một người bị nhồi máu cơ tim (và phải trả nhiều
hơn cho bảo hiểm y tế), khả năng vỡ nợ của một khoản thế chấp
(và bị từ chối một khoản vay), hoặc phạm tội (và có lẽ bị bắt
trước). Nó dẫn đến một sự xem xét mang tính đạo đức về vai trò
của tự do ý chí đối với sự độc tài của dữ liệu. Liệu có nên để ý chí
cá nhân chiến thắng dữ liệu lớn, ngay cả khi số liệu thống kê lý
giải khác? Cũng giống như việc in ấn đã chuẩn bị nền tảng cho
các đạo luật đảm bảo tự do ngôn luận - điều không tồn tại trước
đó bởi có rất ít việc biểu đạt bằng văn bản cần được bảo vệ - thời
đại của dữ liệu lớn sẽ đòi hỏi những quy định mới để bảo vệ sự
thiêng liêng của cá nhân.
Dù gì đi nữa, cách thức chúng ta kiểm soát và xử lý dữ liệu sẽ
phải thay đổi. Chúng ta đang bước vào một thế giới của những
dự đoán liên tục dựa trên dữ liệu, ở đó chúng ta có thể không
giải thích được các nguyên nhân đằng sau những quyết định