chứng kiến những trận tuyết lớn như thế này. Mấy ngày đầu tôi rất thích
thú, còn hào hứng kéo Pusyseda cùng đi đắp người tuyết. Nhưng chẳng
được bao lâu, tôi bắt đầu thấy chán, vì tuyết rơi quá dày mà tôi thì sợ lạnh.
Nên từ hôm đó, tôi rất hạn chế ra khỏi phòng, công việc khảo sát cũng phải
tạm gác lại một bên. May mà Rajiva mang đến cho tôi rất nhiều sách tiếng
Hán: “Sử ký”, “Tả truyện”, “Lã thị xuân thu”, “Chiến quốc sách”, “Kinh
thi”,. .. những cuốn mà tôi đã đọc từ lâu. Và cả một số thư tịch vốn đã thất
truyền như “Thạch thị tinh kinh”.
Phòng đọc sách của gia đình Rajiva có rất nhiều kinh văn và tài liệu viết
bằng các thứ tiếng: Phạn, Tochari, Brahmi, Kharosthi, với nội dung phong
phú, đa dạng, đề cập đến hầu hết các lĩnh vực: thanh vận, ngữ văn, công
nghệ, kỹ thuật, phương pháp tính lịch, y học, logic học, thiên văn học, nhạc
luật và lịch pháp.
Tôi nhìn kho sách đồ sộ ấy mà thèm thuồng. Nếu như có thể đưa chúng
về thời hiện đại, sẽ có giá trị nghiên cứu lớn lao đến nhường nào. Phần
đông mọi người không thể mua nổi những thư tịch của thời đại này, vì mỗi
cuốn sách có giá trị tương đương bằng một năm thu nhập của người dân.
Đó là chưa kể những cuốn sách được viết trên lụa. Rồi những công văn của
quan phủ, những khế ước mua bán, phần lớn đều được viết trên gỗ, vì giấy
viết đắt hơn gỗ rất nhiều lần.
Nhìn bên ngoài, phủ quốc sư trông rất giản dị, cách bày trí cũng đơn
giản, thì ra toàn bộ của cải giá trị nhất đều nằm trong căn phòng này.
Thế nên, mỗi ngày tôi đều đến và ngồi lì ở đây mấy tiếng đồng hồ, miệt
mài chép lại những tài liệu quý giá đó. Tôi từng nghĩ đến việc đi mua,
nhưng ở đây có rất nhiều cuốn sách, mà dù có cầm bao nhiêu tiền ra phố
cũng không thể mua được. Đó là những cuốn mà Kumarayana mang về từ
Ấn Độ, hay những cuốn sách quý hiếm do sứ giả các nước lân bang dâng
tặng vua Khâu Từ. Nếu tôi không thể mang đi, vậy thì chỉ còn cách chép
lại. Do vậy, hơn mười ngày qua đi, với tôi không hề buồn tẻ.