ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG - Trang 111

xa” của một bộ phận rất nhỏ các “tăng sĩ tích cực”. Vì vậy, có thể hiểu được
Rajiva đã gặp phải sự kháng cự, phản đối mạnh mẽ đến thế nào và nội tâm
cậu đã phải đấu tranh, giằng xé ra sao.

- Rajiva, thực ra, Đại Thừa được phát triển trên nền tảng của giáo lý Tiểu

Thừa, hai tông phái này không đối lập nhau. Phật tổ sáng lập và đạo Phật vì
muốn chống lại đạo Bà La Môn, phản đối chế độ phân biệt đẳng cấp khắc
nghiệt, bởi vậy giáo lý của ngài hết sức đơn giản. Phương thức tu hành
phỏng theo lối tu khổ hạnh rất được ưa chuộng lúc bấy giờ, hy vọng bằng
sự cố gắng của bản thân, có thể đạt đến sự giải thoát. Nhưng xã hội đang
trên đà phát triển và đổi thay. Những điểm hạn chế của giáo lý Tiểu Thừa
đang ngày càng trở nên rõ rệt.

Tôi bước đến bên cạnh Rajiva và nhìn cậu bằng sự chân thành lớn nhất

mà tôi có:

- Phật giáo Tiểu Thừa đề cao “tự cứu độ”, muốn được giải thoát, nhất

thiết phải xuất gia. Những người tu hành theo Phật giáo Tiểu Thừa không
tham gia sản xuất, không sinh con đẻ cái. Nếu ai cũng xuất gia và theo tông
phái này, quốc gia sẽ không thể tồn tại, loài người tất diệt vong. Đúng vậy,
lúc Phật giáo và quyền lực thống trị phát sinh mâu thuẫn thì tông phái Đại
Thừa ra đời để giải quyết vấn đề đó.

Tôi ngẩng đầu, dõng dạc:

- Hơn nữa, giáo lý Đại Thừa có thể cứu giúp mọi người. Chỉ cần bái phật

và đọc kinh Phật là có thể thành Phật. Và như vậy, không cần phải xuất gia,
cư sĩ cũng có thể thành Phật, tức là sẽ giải tỏa được mâu thuẫn về sức sản
xuất. Cư sĩ lại có thể thành thân, tức là sẽ giải tỏa được nhu cầu sinh sôi
nảy nở không ngừng của nhân loại. Chỉ khi được giai cấp nắm quyền công
nhận, Phật giáo mới có thể được lưu truyền rộng rãi và thu hút thêm nhiều
tín đồ. Đó chính là khi Phật quang phổ chiếu, phổ độ chúng sinh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.