ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG - Trang 112

Rajiva dường như đang nghe rất nhập tâm, vẻ mặt đăm chiêu. Tôi không

biết cậu ta hiểu được bao nhiêu. Tôi chỉ đưa ra phân tích của mình dựa trên
mối quan hệ giữa tôn giáo và sức sản xuất, giữa tôn giáo và giai cấp thống
trị mà thôi. Sau đó bổ sung thêm:

- Rajiva, nguyện vọng thay đổi tông phái của cậu là đúng đắn. Phật giáo

Đại Thừa phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, giúp giải tỏa nhu
cầu tinh thần của rất nhiều người.

Với tính cách phóng khoáng và tư tưởng cấp tiến của cậu ấy, giáo lý Đại

Thừa chắc chắn phù hợp với cậu ấy hơn. Thế nên quyết định thay đổi tông
phái của cậu ấy về sau này cũng là tất yếu.

Rajiva ngẩng đầu lên nhìn tôi, khuôn mặt thiếu niên phảng phất nét ưu

tư:

- Vậy ở Trung Nguyên thì sao? Liệu người Hán có đón nhận Phật giáo

Đại Thừa không?

Tôi cười:

- Điều ấy là tất nhiên. Phật giáo Đại Thừa sẽ được lưu truyền rộng rãi ở

Trung Nguyên từ đời này sang đời khác.

Quý Tiễn Lâm từng nói: “Thời gian phát triển hưng thịnh của một tôn

giáo dài hay ngắn phụ thuộc vào mức độ Trung Quốc hóa của nó. Giáo lý
nào càng bình dân càng dễ được lòng quần chúng và như vậy sẽ càng được
giai cấp thống trị ủng hộ. Giáo lý Tiểu Thừa đòi hỏi con người tu hành khắc
khổ mà chưa chắc đã có thể thành Phật. Trong khi Phật giáo Đại Thừa, nhất
là phái Thiền Tông đề xướng giác ngộ, “Icchantika (nhất xiền đề: chỉ hạng
người thấp kém, thiếu thiện căn) cũng có Phật tính”. Vì vậy, chỉ cần thành
tâm khấn Phật, học Phật là có thể vứt bỏ đao kiếm, lập tức thành Phật. Như
thế thì thật thanh thản, thoải mái hơn sao!”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.