Tránh xa giường to ghế rộng – nghĩa là không được ngồi lên những chiếc
ghế hay giường vừa cao vừa to vừa được trang trí sơn son thếp bạc.
Tránh xa hoa thơm hương nồng – nghĩa là không được xức dầu thơm
hoặc đeo những vòng hoa có mùi hương lên người. Đây hoàn toàn là thói
quen của người Ấn Độ.
Tránh xa ca múa hội hè – nghĩa là không được xem biểu diễn ca múa
nhạc. Điều này, khi nãy Rajiva đã giải thích với tôi.
Tránh xa của cải vật chất – điều này rất dễ hiểu, nghĩa là không được sở
hữu vàng bạc châu báu.
Tránh xa bữa ăn khác giờ - nghĩa là phải tuân thủ giới luật không ăn
uống sau giờ Ngọ. Điều cấm kỵ này tôi đã biết từ lâu và cũng đã được
chứng kiến.
Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện, chẳng bao lâu đã đến quảng trường
rộng lớn bên ngoài cổng thành phía tây Khâu Từ. Những bức tượng Phật
cao chừng bốn, năm mét tọa lạc dọc hai bên con đường hướng ra quảng
trường, tạo cho cảnh quan vẻ uy nghiêm, trầm mặc. Giá như có thể bảo tồn
đến thời hiện đại, chúng ta sẽ có một di tích lịch sử nguy nga đến nhường
nào.
Rajiva cho tôi biết đây là nơi tổ chức một lễ hội lớn diễn ra năm năm một
lần. Lễ hội lớn này vốn là phong tục của Phật giáo, được tổ chức năm năm
một lần và được chủ trì bởi các quốc vương tại các quốc gia tín Phật. Đến
lúc đó, không chỉ có các cao tăng ở khắp mọi nơi tụ hội về, mà khách thập
phương cũng nô nức kéo đến. Trong thời gian diễn ra lễ hội, sẽ có rất nhiều
các hoạt động như: giảng kinh, biện kinh, phát lộc, cúng dường… Mọi chi
phí đều cho quốc vương đài thọ.
Tôi đã hiểu, ở Trung Nguyên cũng có lễ hội tương tự, gọi là “lễ hội mở”.
Mở tức là không che đậy, không giấu giếm, dù là tăng ni Phật tử hay dân