măt, mỗi bức tranh là một tài sản lớn. Về sau, khi Khâu Từ bị người Ughur
xâm chiếm, vì căm ghét tín ngưỡng thờ cúng hình tượng, họ đã đang tâm
cạo sạch lớp bột vàng trên mình tượng Phật, để lộ lớp đất đá cằn cỗi tới tận
hiện đại. Duy chỉ có màu xanh kiên trinh ấy, vẫn mỉm cười với thời gian, vẻ
đẹp của nó đã khiến biết bao nhiêu học giả của thế kỷ XXI phải thổn thức,
ngậm ngùi.
Sau khi phát triển hưng thịnh vào khoảng cuối thế kỷ thứ VI trước Công
nguyên, trong vòng vài trăm năm, Phật giáo không hề có tượng thờ, chỉ có
dấu chân Phật, ban thờ, cây bồ đề, bảo tháp là những hình ảnh tượng trưng
của Phật. Khi tôi đến tham quan hang đá Ajanta ở Ấn Độ, một hang đá
được xây dựng rất sớm, vào khoảng thế kỷ I- II sau Công nguyên, tôi
không thấy bất cứ tượng thờ nào, chỉ có dấu chân Phật và ban thờ Phật.
Một thế kỷ sau Công nguyên, cùng với sự phát triển của Phật giáo Đại
Thừa, tín ngưỡng hình tượng trở nên lưu hành, từ lúc đó mới bắt đầu xuất
hiện những tác phẩm tượng Phật.
Alexander đại đế từng chinh chiến ngang qua Gandhara[10]và mang theo
tới đây nền nghệ thuật Hy Lạp, nên các tác phẩm tượng Phật phần nhiều
chịu ảnh hưởng từ phong cách tạc tượng và điêu khắc của Hy Lạp,
Gandhara trở thành một trường phái quan trọng trong nghệ thuật tạo hình
tượng Phật.
Các bức bích họa trong ngôi chùa hang đá Lizil chịu ảnh hưởng sâu sắc
của nghệ thuật Gandhara, thậm chí cả nghệ thuật Hy Lạp. Những bức vẽ
tượng Phật mẫu đó đã bị hủy hoại hoàn toàn chính là những đại diện tiêu
biểu cho phong cách nghệ thuật Gandhara. Khuôn mặt hình bầu dục, ngũ
quan đoan chính, sống mũi cao, mái tóc lượn sóng, búi gọn lên trên đỉnh
đầu. Trên mình khoác áo choàng dài, lộ một bên vai và để râu. Hình ảnh
các vị Phật, Bồ Tát và thánh tiên trên các bức bích họa phần lớn đều để trần
nửa thân trên, dáng điệu uyển chuyển, thân thể bay bổng; y phục, trang sức,
thắt lưng, đều được khắc họa vô cùng tinh tế và sống động.