cho trường phái nghệ thuật này. Thời niên thiếu, Rajiva từng theo mẹ đến
Kabul, thuộc Kashmir để học đạo, đây mà khu vực trung tâm Gnandhara,
chắc chắn cậu ấy đã được chiêm ngưỡng những pho tượng vĩ đại đó. Có lẽ
nhờ thế mà Thiên Phật động Kizil mới có những hang đá bên trong dựng
tượng Phật khổng lồ. Một công trình lớn như vậy, thiếu bàn tay và trí tuệ
của một bậc cao tăng như Rajiva, khó mà có thể hoàn thành.
Nhưng Rajiva không biết được điều này, rằng phương pháp kết hợp kiến
trúc xây dựng hang đá của Ấn Độ với nghệ thuật tạo tác những pho tượng
khổng lồ nhằm tạo ra những pho tượng Phật trong hang đá của Rajiva tại
công trình Thiên Phật động Kizil không chỉ gây tiếng vang mạnh mẽ ở
Khâu Từ, mà còn có sức ảnh hưởng rất lớn đến các công trình hang đá sau
này như hang đá ở Mạc Cao, Đôn Hoàng, Vân Cương hay ở Long Môn.
Không thể không khâm phục và ngưỡng mộ cậu ấy. Nhưng tôi chợt nhận
ra điều lạ lùng này, trong khi Rajiva làm việc không nghỉ ngơi thì các sư
tăng khác chỉ ngồi yên trong phòng từ sáng đến tối. Thậm chí, đến giờ ăn
họ cũng không ra ngoài, thường sẽ có một chú tiểu mang hộp cơm đến và
đặt vào từng căn phòng. Điều này thật kỳ quặc, phải chăng họ đang thực
hiện một nghi thức nào đó? Lúc ăn cơm tôi đem thắc mắc đó ra hỏi Rajiva
thì cậu ấy chỉ trả lời qua loa rằng họ đang ngồi thiền, không có gì đáng
ngạc nhiên cả. Tôi biết Rajiva không muốn nói, nên tôi tranh thủ thời gian
buổi chiều, tìm hiểu vấn đề thông qua các nghệ nhân vẽ tranh.
- Họ đang ngồi thiền mùa hạ[11]
Ngồi thiền mùa hạ? Nghe rất quen. Đúng rồi, trong "Pháp Hiển truyện"
ngài Pháp Hiển có viết rằng trên hành trình đi Tây Trúc, ngài đã nhiều lần
phải dừng lại ba tháng để ngồi thiền mùa hạ.
- Hàng năm, cứ đến mùa hạ, các pháp sư lại ngồi thiền tĩnh tâm ở trong
phòng, không bước ra ngoài.