Tôi đang phác thảo lại một bức họa “cung nữ hoắc Tất đạt đa
(Siddartha)”. Bức họa này kể câu chuyện khi Phật tổ vẫn còn là một thái tử,
ngài đã nhìn thấu những phiền não, khổ sở của cuộc đời và từ đó quyết định
đi tu. Cha của ngài, đức vua Tịnh Phạn (Suddhoana) vì muốn ngài kế thừa
vương vị nên đã ra sức kiến tạo một đời sống xa hoa, hy vọng có thể níu
giữ Tất đạt đa ở lại ở thế tục. Tôi đang say sưa phác họa, chợt cảm thấy có
điều gì lạ từ phía sau. Quay lại, bắt gặp Rajiva đang chăm chú quan sát
cuốn tập của tôi, khuôn mặt đỏ dữ dội. Tôi nhìn lại bức vẽ của mình và hiểu
ra vấn đề. Tôi đang phác thọa hình ảnh một cung nữ áp sát thân mình thái
tử, trong tư thế hết sức khêu gợi. Đây chỉ là một hình ảnh rất nhỏ trong
hàng nghìn hình ảnh trên các bức bích họa trong hang đá này. Nếu tôi
không vẽ lại và phóng to lên, chắc sẽ không ai để tâm đến những nét tinh tế
ấy. Thân hình và tư thế của cô cung nữ quả thực các nghệ nhân vẽ tranh.
Rajiva đến, tôi mới nhận ra mình làm việc nhập tâm tới mức mọi người đã
đi hết mà không hay biết. Không còn cách nào khác, tôi đành đi ăn cùng
cậu ấy.
Mấy ngày nay, cậu ấy và vị sư trụ trì tất bật chạy qua chạy lại, không lúc
nào rời bản vẽ thiết kế, mắt quan sát vách núi phía trước, tay chỉ trỏ liên
hồi. Tôi thấy tò mò liền hỏi, cậu ấy bảo sẽ dùng số tiền quyên tặng của triều
đình trong những năm gần đây cho chùa Cakra để xây dựng một pho tượng
Phật khổng lồ. Tôi nhìn vào bản vẽ thiết kế, pho tượng cao tới mười lăm
mét, trong vòng hào quang phía sau tượng Phật khổng lồ còn có rất nhiều
hình tròn khắc họa các tượng Phật nhỏ hơn. Kiểu tạo hình khác với tạo hình
tượng Phật ở cõi Niết Bàn điển hình của Phật giáo Tiều Thừa, đây là nghệ
thuật Gandhara giai đoạn sau, hay còn gọi là “trường phái Ấn Độ -
Afghanistan”
Nghệ thuật Gandhara men theo con đường tơ lụa thẳng tiến về hướng
đông. Trước hết, nó đổ bộ và phát triển rực rỡ tại phía đông của lãnh thổ
Afghanistan vào thời đại của đế quốc Kushan (hoặc Kusana). Tượng Phật
khổng lồ ở Bamiyan đã bị Talian phá hủy chính là những đại diện tiêu biểu