Nhưng vì quyền cao chức trọng, ra vào oai vệ chẳng khác nào Lữ Quang,
nên Lữ Quang sinh lòng đố kỵ đã viện cớ trừ khử Đỗ Tấn.
Còn Đoàn Nghiệp, chính là người lập ra nhà Bắc Lương thời Thập lục
quốc, nhưng lại chỉ là một thư lại nhỏ bé dưới trướng Đỗ Tấn khi Lữ Quang
đem quân chinh phạt Khâu Từ, về sau, Đoàn Nghiệp được thăng chức Thái
thú Kiện Khang (nay là Tửu Tuyền, Cam Túc). Năm 397, Thư Cừ Nam
Thành, người Hung Nô lật đổ nhà Hậu Lương của Lữ Quang, đưa Đoàn
Nghiệp lên ngôi vua Lương nhằm mua chuộc lòng người. Thế là từ một bậc
“nho nhã, không chút quyền hành trong tay”, Đoàn Nghiệp bỗng nhiên trở
thành quốc vương của Bắc Lương thời Thập lục quốc.
Quân đội của Lữ Quang tập hợp đủ mọi tộc người. Lữ Quang cùng thuộc
tộc người Đê với Phù Kiên. Còn tôi mang diện mạo của một người Hán,
bởi vậy, phải tìm một người Hán để có thể qua mặt đám quân lính trước
mắt. Tôi chọn Đoàn Nghiệp mà không chọn Đỗ Tấn vì chức vụ của ông ta
quá cao, nếu tôi nói mình là thê thiếp của ông ta, chắc chắn sẽ có người
sinh nghi. Còn Đoàn Nghiệp, lúc này mới hai mươi tuổi, chỉ là một văn thư
quèn dưới trướng Đỗ Tấn, những người biết rõ về thê thiếp của người này
chắc không nhiều. Hành quân ra trận vốn dĩ không được đưa người thân đi
cùng, nhưng vì Lữ Quang muốn chiếm đóng Khâu Từ lâu dài, nên đã cho
phép tướng lĩnh của mình nạp thiếp.
Những người đó quả nhiên lộ vẻ bực tức, vì họ chẳng dám đắc tội với
cấp trên. Tôi thở phào, định xoay người bước đi thì một người trong số họ
cứ nằng nặc đòi đưa tôi đến gặp Đoàn Nghiệp, chắc là muốn nịnh bợ đây
mà! Từ chối không được, vả lại nghĩ rằng một thân một mình cũng khó vào
thành, tôi liền ưng thuận đi theo anh ta.
Đường vào thành trải ra trước mắt tôi những vết tích tang thương mà
chiến tranh gây nên. Xác người, xác ngựa la liệt trên đường, mùi xú uế
nồng nặc khắp nơi. Xe ngựa, gạch đá dùng để công phá thành nằm ngổn