khiến họ không thể di chuyển, càng không thể chống trả. Quân của Lữ
Quang chặt đầu hơn mười ngàn lính Khoái Hồ, tin tức bay về khiến Bạch
Thuần run sợ. Đức vua Khâu Từ vội vàng vơ vét của cải, bỏ thành mà chạy.
Hơn ba mươi nước chư hầu trong vùng nghe nói Khâu Từ bại trận, đã ùn ùn
kéo đến xin hàng.
Bạch Thuần thua trận khi đã gần sáu mươi tuổi, ông ta trốn chạy đến
đâu, sử sách không ghi chép. Lữ Quang chiếm thành, đưa người em út của
Bạch Thuần là Bạch Chấn lên ngôi vua.
Khâu Từ là quốc gia mạnh nhất ở Tây vực, điều đó khiến các nước chư
hầu khác không hài lòng. Bởi vậy khi được lệnh đến Trường An cống nạp,
vua nước Shanshan, vua nước Chrish và Bạch Chấn đã gặp riêng Phù Kiên,
thỉnh cầu vua Hán chinh phục Tây vực và xin làm “hoa tiêu dẫn đường”.
Quân của Lữ Quang có thể thuận lợi vượt qua ba trăm dặm cồn cát và
những sa mạc mênh mông nối tiếp nhau ở Tây vực, phần lớn nhờ vào công
lao của các “hoa tiêu” này trong đó cũng có sự đóng góp của Bạch Chấn, vì
từ lâu “cậu út” đã có dã tâm đoạt ngôi.
Vừa đi vừa nhớ lại những ghi chép trong các tài liệu lịch sử, chẳng mấy
chốc đã đến cổng thành. Thành Khâu Từ phồn hoa thịnh vượng năm nào
giờ đây hoàn toàn vắng lặng, đìu hiu. Lác đác vài bóng người trên phố, nhà
nào nhà nấy cửa đóng then cài. Quân lính của Lữ Quang mặt đỏ gay gắt,
chân nam đá chân chiêu, ngật ngưỡng trên phố vắng, thấy nhà nào cửa hẹp
tường cao là xông vào, theo sau đó là những tiếng gào khóc thảm thiết vang
lên.
Sau khi vào thành và nhìn thấy cung điện nguy nga, tráng lệ của Bạch
Thuần, Lữ Quang đã hạ lệnh cho Đoàn Nghiệp viết một bài phú “Cung điện
Khâu Từ” với nội dung châm biếm, đả kích. Người dân Khâu Từ có cuộc
sống no đủ và họ rất biết cách hưởng thụ, trong nhà mỗi gia đình đều ủ rất
nhiều rượu nho. Mỗi gia đình thậm chí cất giữ hàng nghìn thùng rượu, sau
mười năm, hương rượu nồng nàn thấm đẫm trong khuôn viên phủ đệ. Lữ