Kumalajiba cười rạng rỡ, dường như những ưu phiền khi nãy đã bị xua
đi, cậu nhìn tôi gật đầu quả quyết và cũng học theo tôi giơ tay phải lên.
Động tác hơi gượng gạo, nhưng tràn đầy tự tin, phong thái ung dung, đĩnh
đạc thường thấy đã trở lại với cậu. Đó là nụ cười đầu tiên của cậu trong
buổi tối hôm nay, ánh sáng của sự tự tin trong nụ cười ấy tỏa khắp căn
phòng, phả vào không gian quanh tôi dư vị của sự ấm áp.
Thật lạ lùng là buổi sáng hôm sau tôi không ngủ nướng như mọi ngày
mà từ tờ mờ sớm đã chờ sẵn ở cổng.
Buổi luận chiến sẽ diễn ra tại chính điện trong hoàng cung. Đây là lần
thứ ba tôi bước vào nơi này, hai lần trước, tất nhiên là đi dự tiệc cùng mẹ
con ni cô có xuất thân bí ẩn. Bởi vậy, cảm giác háo hức không còn nữa.
Tranh đã vẽ xong, tên gọi cũng đặt rồi. Cung điện này chẳng lớn lắm, kiến
trúc và trang trí họa tiết đều hết sức đơn giản.
Nhưng, không gian của buổi luận chiến lại rất lớn. Chỉ có người tham gia
tranh luận và nhà vua, hoàng hậu được phép ngồi, những người còn lại đều
phải đứng nghe. Vì vậy, chỉ trong chốc lát, toàn bộ đại điện đã chật kín
người.
Theo tôi biết, luận chiến là cách thức chủ yếu để thu hút tín đồ của các
giáo phái thời kỳ đầu. Ở Ấn Độ, các buổi biện kinh diễn ra rất bi thảm,
người thua thường sẽ phải mai danh ẩn tích, vĩnh viễn biến mất. Có người
còn tự cắt lưỡi, thậm chí tự vẫn. Nhẹ hơn thì đóng cửa giáo phái, tôn người
thắng làm thầy. Trái lại, người chiến thắng chỉ dựa vào một lần biện kinh,
tiếng tăm sẽ nổi như cồn, được mọi người sùng kính, sẽ có đông đảo tín đồ
đến bái sư, người đó sẽ được quốc vương trọng vọng và ban thưởng hậu
hĩnh, trở thành đại sư quyền lực. Trần Huyền Trang cũng từng nhiều lần
giành chiến thắng trong các buổi biện kinh tại Tây Vực và Ấn Độ, danh
tiếng lan xa khắp nơi. Từ đó, có thể thấy, cuộc tranh biện này có ý nghĩa to
lớn dường nào đối với một nhà sư trẻ tuổi như Kumalajiba. Chả trách một