Ma của các đền chùa khác cũng cử người đến tham dự, sau khi buổi biện
kinh kết thúc, sẽ có người nghi chép lại kết quả biện luận[7].
Khác với những cuộc thi hùng biện, tranh biện mà chúng ta từng biết,
biện kinh là một hoạt động tập thể. Mỗi buổi biện kinh có thể có đến vài
trăm Lạt Ma tham gia, họ chia thành những nhóm nhỏ từ hai đến bốn
người, trong đó, một người sẽ biện luận chính, những người khác đóng vai
trò hỗ trợ. Mỗi khi đưa ra câu hỏi cho đối phương, người biện kinh sẽ thực
hiện những động tác hết sức khoa trương, như: vỗ tay thật mạnh, sau đó thi
triển thế thủ giống hệt Lý Tiểu Long lúc đấu võ, tay tung vạt áo, lắc tràng
hạt, chân giậm mạnh, điệu bộ dữ dằn. Bên phản biện ngồi xếp bằng trên
đất, tay giơ lên phản ứng dữ dội. Toàn bộ khu vực diễn ra hoạt động biện
kinh vang động tiếng vỗ tay, tiếng áo cà sa của Lạt Ma tung bay loạt soạt và
tiếng người huyên náo. Những người ngoại đạo, không hiểu tiếng Tạng như
tôi, chỉ biết quay qua quay lại quan sát biểu cảm của nét mặt và những động
tác tay chân phong phú của những người tham gia biện kinh, thực chất
không hiểu họ nói gì.
Trước mắt tôi lúc này chỉ có hai người, tuy không hoa chân múa tay, tạo
các thế võ, nhưng biểu cảm trên gương mặt họ vẫn hết sức phong phú. Có
thể dễ dàng nhận thấy, pháp sư trẻ tuổi của chúng ta càng vào cuộc càng
say sưa, dáng người rướn cao, áp đảo đối phương, giọng nói càng ngày
càng hào sảng, vang dội. Đối phương thì trái lại, càng lúc càng mặt ủ mày
chau, vẻ hung hăng mất dần, giọng nói cũng nhỏ dần, sau cùng thì gương
mặt biến sắc, thần trí hỗn loạn, mồ hôi đầm đìa trên trán, ngã bổ nhào về
phía trước, quỳ gối xin thua.
Đám đông hoan hô dậy sóng. Quốc vương và hoàng hậu cũng không nén
nổi xúc động, lập tức đứng lên kính cẩn hành lễ chúc mừng Kumalajiba.
Sau một tiếng vỗ tay của nhà vua, không biết bao nhiêu hòm to hòm nhỏ
được khiêng vào, hẳn nhiên đó là phần thưởng dành cho người chiến thắng.
Trời ơi, tôi ngưỡng mộ pháp sư trẻ tuổi này quá, mới mười ba tuổi mà cậu