Chưa kịp hỏi sẽ “dùng” vào dịp nào, chàng đã phủ người lên mình tôi.
Chàng đắm đuối nhìn tôi, nụ cười thường trực nơi khóe môi, gương mặt
vẫn hiển hiện vẻ thẹn thùng, chàng khẽ thì thào bên tai tôi:
- Ngải Tình, hôm nay mới là đêm tân hôn của chúng ta.
Hai má nóng ran, mồ hôi đọng thành giọt nơi sống mũi, tôi hé miệng
định nói một câu gì đó, nhưng âm thanh bật ra lại là những tiếng rên rỉ khe
khẽ. Tôi giật mình, trời đất ơi, sao giọng tôi lại lả lơi nhường vậy?
Đôi đồng tử màu xám nhạt rực lên như hai quả cầu lửa. Hơi thở gấp gáp,
những nụ hôn dồn dập thả xuống, tưởng như muốn cưng nựng từng tế bào
trên da thịt. Rajiva của đêm nay rất khác biệt, chàng hoàn toàn chủ động và
mãnh liệt. Không còn dấu vết của sự tranh đấu, giằng co, do dự, không còn
tàn dư của nỗi hoang mang, lo lắng. Chàng đã mở lòng thật rộng để tận
hưởng triệt để khoảnh khắc đẹp đẽ nhất mà ông trời ban tặng cho con
người. Chàng dẫn dắt tôi vào thiên đường, những tiếng rên rỉ hoan hỉ trồi
theo hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, trầm bổng, dạt dào. Khoảnh khắc
chàng gọi tên tôi khi cả hai cùng lên tới đỉnh điểm, nước mắt tôi bỗng trào
ra cuồn cuồn. Tôi đã thèm khát, ngóng đợi khoảnh khắc kết nối này biết
bao. Không chỉ có sự hòa hợp về thể xác, trái tim chúng tôi đã cùng chung
nhịp đập dữ dội ở khoảng cách chưa đến mười xăng ti mét. Tôi mê dại quấn
chặt lấy chàng bằng cả chân và tay mình. Chợt nhớ đến bài thơ “Cây dây
leo”, tôi là dây leo, chàng là thân cây. Dây leo cuốn lấy thân cây, cây mục
vẫn cuốn; dây leo bám vào thân cây, dây héo vẫn leo…
Tôi đi phiên chợ cùng Adoly, vợ Kaodura. Đã lâu không bước chân ra
khỏi nhà, thông tin về phiên chợ này đã kích động thói quen ham vui của
tôi. Chợ phiên Subash cứ mười ngày mở một lần, nông dân ở các thôn làng
lân cận cùng các lái buôn Khâu Từ đều tập trung ở đây. Chợ phiên ngoài
trời vô cùng náo nhiệt, mặt hàng bày bán phong phú, đa dạng. Đồ đồng thủ
công mỹ nghệ, đồ gỗ tự chế, khăn choàng lông cừu, các loại dao thái thịt
nhỏ nhắn, tinh xảo, tôi nhìn mà hoa cả mắt. Dịp đến Tân Cương, tôi từng