ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG - Trang 653

cồn cát trên sa mạc Taklamakan, không bóng một trảng cây, sa mạc
Taklamakan từng được mệnh danh là nơi “vào được nhưng không ra được”.
Tôi khoái chí khoe với Rajiva, vì muốn trải nghiệm con đường quốc lộ
ngang qua sa mạc lớn thứ hai thế giới, tôi đã phải mất bốn tiếng đồng hồ
mới vượt qua được “biển cát tử thần” này. Dĩ nhiên là chàng đã tròn xoe
mắt ngạc nhiên và không tin nổi. Tôi hãnh diện mô tả cho chàng nghe, để
chắn gió và giữ cát, người ta đã thiết kế trên con đường này cách mỗi năm
trăm mét một buồng nước, nước được dẫn qua các đường ống nhỏ dọc
đường để phun nuôi cỏ. Có nước là có cỏ, cách vài bước lại có những thanh
chắn bằng lau sậy và hệ thống lồng lau sậy để ngăn cát sa mạc xâm lấn.
Suốt dọc con đường hơn năm trăm ki lô mét, thứ nổi bật nhất là hệ thống
các buồng nước nối tiếp nhau, những đường cỏ xanh dưới ống nước và
những đụn cát chất ngất. Cảnh sắc đơn điệu đó làm mỏi mắt người đi
đường suốt hơn sáu tiếng đồng hồ mới kết thúc, vượt qua sông Tarim,
chúng ta mới có thể trông thấy rừng dương.

Từ khi biết tôi đến từ tương lai, Rajiva thường xuyên hỏi tôi về bối cảnh

xã hội và những tri thức của con người một nghìn năm sau. Trí tuệ, năng
lực lĩnh hội và sự tin tưởng tuyệt đối chàng đặt nơi tôi khiến tôi không giấu
giếm chàng bất cứ chuyện gì. Bởi vậy, tuy đường xa vạn dặm, nhưng chúng
tôi không cảm thấy mỏi mệt, nhàm chán, vì hàng ngày chúng tôi trao đổi
với nhau rất nhiều đề tài. Chúng tôi cùng nhau lấp đầy khoảng trống của
mấy chục năm trước đó bằng những câu chuyện bất tận. Mỗi khi bắt gặp
những cảnh sắc đặc thù của địa hình hoang mạc, sa mạc, tôi lại phân tích
cho chàng nghe những kiến thức cơ bản về địa lý, lịch sử, khí tượng, những
tri thức ấy khiến chàng không khỏi kinh ngạc, tán thưởng và có không ít
điều băn khoăn. Tôi kể với chàng mọi chuyện, trừ việc tôi đã phải trả giá
thế nào cho những lần vượt thời gian…

Mất một tháng trời chúng tôi mới đến được Yanqi. Đầu tiên là Thiết Môn

Quan, thành lũy quan ải này được người Hán xây dựng trên bờ Tây sông
Khổng Tước. Trương Kiến hai lần đi sứ Tây vực đều ngang qua đây, Ban

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.