nhấp nháy, lấp lánh liên hồi. Phía chân trời thấp thoáng hình của hồ nước,
rừng cây, hết sức kỳ quái, đó chính là nguyên nhân tạo ra ảo ảnh trên sa
mạc.
Chúng tôi tiến vào hoàng thành Cheshi. Thành phố này được xây dựng
trên một gò đất cao khoảng ba mươi mét, là nơi giao nhau của các dòng
sông tương đối dốc và chỉ có một con đường nhỏ hẹp duy nhất dẫn đến
cổng thành, địa hình rất độc đáo, thú vị. Ở thời hiện đại, tôi từng tới đây,
nhưng chỉ được chứng kiến khung cảnh thành quách hoang phế. Nơi đây
chính là thành cổ Giao Hà nổi tiếng vào thế kỷ XXI, người ta đánh giá đây
là thành cổ được xây dựng hoàn toàn bằng đất lớn nhất, lâu đời nhất và
được bảo tồn tốt nhất.
Sách “Hán thư”, phần Tây vực truyện chép như sau: “Nước Cheshi có
hoàng thành Giao Hà. Tên gọi này bắt nguồn từ việc hoàng thành được xây
dựng trên điểm giao nhau của các con sông”. Quốc gia Cheshi thống trị khu
vực này đã được hơn năm trăm năm. Nhưng chưa đầy tám mươi năm nữa,
khi vị vua Cheshi cuối cùng băng hà, tộc người Rouran lập Khanbozhou
làm vua, Cheshi đổi tên nước thành Gaoxhang (Cao Xương), dời đô đến
thành cổ Cao Xương, cách Giao Hà vài chục ki lô mét. Huyền Trang, trên
đường đi Tây Thiên đã ngang qua nơi đây và kết nghĩa anh em với vua Cao
Xương là Juwentai (Cúc Văn Thái), tên hiệu Ngự đệ của Huyền Trang
trong “Tây Du Ký” bắt nguồn từ câu chuyện kết nghĩa này.
Cheshi là một trong số các tiểu quốc đã từng cử người đến Trường an
thỉnh cầu Phù Kiên Tây chinh và cũng chính tiểu quốc này đã tình nguyệt
làm “hoa tiêu” cho quên đội của Lữ Quang. Bởi vậy, họ đã tiếp đón Lữ
Quang hết sức long trọng. Trong ánh hoàng hôn cuối ngày, chúng tôi tiến
vào cổng thành Cao Xương giữa tiếng nhạc rộn vang và hoa tươi rực rỡ,
nghi thức trọng thể ấy khiến tôi không khỏi bất ngờ. Bởi vì, thành quách
hoang phế tiêu điều mà cách đây không lâu tôi được chứng kiến bỗng chốc
biến thành một thành phố phồn hoa đô hội, sống động trước mắt tôi. Làm