Cậu ta gật đầu:
- Kém tôi ba tuổi.
- Mẹ của cậu vốn không biết tiếng Phạn, nhưng khi mang thai cậu, bà đột
nhiên biết nói thứ ngôn ngữ này, đúng không?
- Đó chỉ là tin đồn. Mẹ tôi học tiếng Phạn từ cha tôi.
- Vậy, có phải, bảy tuổi cậu đã theo mẹ xuất gia, chín tuổi đến Kashmir
và gì nữa, Gandhara và Ka.. gì đó. Âm này khó viết quá!
Tôi nhớ lại từng địa danh một cách khó nhọc.
- Kabul?
- Đúng rồi!
- Lên chín tuổi, tôi cùng mẹ đến Kabul, tại đó tôi đã theo học Phật giáo
Tiểu Thừa.
- Vậy, cậu... cậu... cậu là...
Tôi không nói tiếp được nữa, tôi đã biết cậu ta là ai! Tôi gõ mạnh vào
đầu, sao tôi có thể phạm một sai lầm lớn như vậy chứ!
Các bạn, sau nhà Tần đến nhà Hán, đúng không? Cậu ta từng nói, Trung
Nguyên hiện do vua nhà Tần/Thanh cai quản, nhưng lại luôn nói với tôi về
người Hán, tiếng Hán. Nếu lúc này đang là thời đại nhà Tần trong chữ Tần
Thủy Hoàng, thì vì sao cậu ta lại gọi tôi là người Hán? Cậu ta vừa nhắc đến
chữ: “Tần” thì tôi lập tức mặc định đó là triều đại nhà Tần hiển hách trong
lịch sử. Hơn nữa, xưa nay chúng tôi đã quen với việc tự nhận mình là người
Hán, nên tôi hoàn toàn quên mất rằng, cách gọi đó xuất phát từ thời kỳ
thịnh trị của vương triều nhà Hán trong lịch sử? Thế nên, một nghiên cứu