sinh chuyên ngành lịch sử là tôi đây đã phạm phải một sai lầm không thể
tha thứ.
Tất nhiên, không thể là đời nhà Thanh, vì khi đó Khâu Từ đã trở thành
quá vãng hơn một nghìn năm. Nếu vậy, trong lịch sử Trung Quốc, còn triều
đại nào được gọi là nhà Tần không?
Có đấy! Nhà Tiền Tần của Phú Kiên Kiến và nhà Hậu Tần của Diêu
Trưởng Kiến, thực ra tiền tố “Tiền” và “Hậu” là do người đời sau thêm vào
để phân chia hai giai đoạn, còn tại thời điểm lúc bấy giờ, người ta chỉ gọi là
nhà Tần. Điều đó cho thấy, sự thật là tôi đang có mặt ở thời kỳ Ngũ Hồ
thập lục quốc. Tức là tôi đã trở về thời đại lịch sử sớm hơn năm trăm năm
so với dự tính ban đầu, kết quả là, ở bên một nhân vật lịch sử vĩ đại suốt
mấy chục ngày mà tôi không hề hay biết.
Người đó chính là cháu ngoại của vua Khâu Từ ở Tây Vực thời Thập lục
quốc, một thần đồng với chỉ số IQ 200, một hòa thượng với huyết thống
cao quý được mọi người sùng kính, một thanh niên tuấn tú với dung mạo
thoát tục, người được đám sinh viên ký túc xá khoa lịch sử chúng tôi mệnh
danh là hòa thượng vĩ đại nhất trong lịch sử, còn có thể là ai khác nữa?
Sách “Tấn thư” chép rằng: “Có lần ngài thuyết giảng kinh Phật tại chùa
Thảo Đường, nhà vua, triều thần cùng với hơn một ngàn cao tăng đang
cung kính lắng nghe, Kumarajiva đột nhiên bước xuống, đến gần vùa Diêu
Hưng và nói: Có hai đứa bé cứ nhảy múa trên vai ta, hãy ban cho ta một
thiếu nữ. Diêu Hưng lập tức ban cho Kumarajiva mười cung nữ, ngay sau
đó, một trong số các cung nữ đã hạ sinh hai con trai”.
Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng khi đọc đoạn sử này. Quả là có một không hai.
trong lịch sử, không ít hòa thượng bị lên án bởi có liên quan đến chuyện
tình ái. Hòa thượng Biện Cơ - trợ thủ dịch thuật kinh Phật đắc lực nhất của
Huyền Trang từng có quan hệ tình ái nhiều năm với công chúa Cao Dương
- người mà vua Đường Thái Tông sủng ái nhất. Nhưng mối quan hệ đó chỉ