ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG - Trang 74

Tôi nhìn thấy hình ảnh tay chân mình run rẩy phản chiếu trong đôi mắt

như hai vực nước sâu hun hút ấy.

Sau khi uống nước, tôi trở nên bình tĩnh hơn. Ngượng ngùng nở nụ cười

ngây ngô:

- Tôi vô ý quá!

Cậu ta cũng cười:

- Tôi chưa từng thấy Ngải Tình như vậy bao giờ. Mà cô luôn miệng gọi

tôi là Kumarajiva, đó có phải tên tiếng Hán của tôi không?

Tôi gật đầu. Kumalajiba là tên tiếng Phạn của cậu ta, Kumala chính là

Kumara. Nhưng còn Jiba thì sao lại biến thành Jiva được nhỉ? Không biết
ai đã dịch tên của Kumarajiva sang tiếng Hán, nhưng rõ ràng nghe hay hơn
tên Kumalajiba mà lâu nay tôi thường gọi. Sở dĩ tôi không nhận ra cậu ta
chính là pháp sư lừng danh Kumarajiva, là vì tôi đã nhầm lẫn thời đại lịch
sử. Thêm nữa là vì, phát âm của từ “Jiba” và từ “Jiva” rất khác nhau. Nên
tôi đã không biết người ngày ngày ở bên mình chính là dịch giả kinh Phật
hàng đầu Trung Quốc, người được xếp ngang hàng với sư phụ Huyền
Trang.

Tôi hỏi cậu ta về ý nghĩa của tên gọi Kumarajiva trong tiếng Phạn, thì

được trả lời rằng, Kumara là họ của cha cậu, nghĩa là “đồng tử” (cậu bé).
Jiva là tên mẹ cậu, nghĩa là “thọ” (nhiều tuổi). Bởi vậy ý nghĩa tên gọi của
cậu trong tiếng Hán là “đồng thọ” (cậu bé già dặn). Đặt tên con cái bằng
cách ghép họ của người cha và tên của người mẹ vốn là phong tục của
người Ấn Độ xưa, cũng có lúc tên gọi còn được đưa thêm vào một số ý
nghĩa khác nữa, do đó, tên của người Ấn Độ thời xưa rất dài. Chả trách khi
đọc sách lịch sử Phật giáo, tôi không thể nào nhớ nổi tên của các vị cao
tăng Tây Vực và Ấn Độ. Thực sự là rất dài và rất khó đọc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.