kiến Trung Quốc – nhà Đại Đường[1]. Nhắc đến tổ tiên, Lý Cảo không
ngăn nổi nụ cười tự hào:
[1] Vua Lý Uyên, người lập ra triều đại nhà Đường vốn tự xưng là cháu
đích tôn đời thứ 7 của Lý Cảo. Tuy nhiên giới học thuật đến nay vẫn chưa
khẳng định được điều này.
- Tại hạ chính là cháu đích tôn đời thứ mười sáu của Phi tướng quân Lý
Quảng. Vào đầu đời Hán, tổ tiên ta nhận lệnh đi chinh phạt người Khương
ở Lũng Tây, không may tử trận. Con cháu cùng nhau kéo về Lũng Tây chịu
tang và an táng người tại Lũng Tây. Sau đó, cả gia đình đã di cư đến đây,
tính đến nay đã được hơn bốn trăm năm.
Tôi gật đầu, tiếp lời:
- Tướng quân Lý Quảng chinh chiến cả đời nhưng không thoả nguyện, vì
ngài không được phong hầu. Sau cuộc bại trận năm sáu mươi, vì không
muốn phải chịu nỗi nhục xét xử, ngài đã tự vẫn, thật xót xa. Có điều...
Tôi ngừng lại, anh ta trở nên hiếu kỳ, hai tay chắp lại: - Tại hạ xin được
rửa tai lắng nghe ý kiến của phu nhân.
- Thiếp tôi nói lời thẳng thắn, có phần mạo phạm, xin công tử bỏ quá
cho!
Tôi khẽ cúi người.
Xét thấy anh ta không có phản ứng gì gay gắt, tôi liền tiếp tục:
- Tướng quân Lý Quảng yêu lính như con, luôn gương mẫu đi đầu trong
mọi trận đánh, khiến binh sĩ tâm phục mà xả thân vì ngài, uy danh của ngài
lẫy lừng trong quân đội. Tiếc thay, ngài quá ư tự mãn, không giỏi mưu
lược, tuy ngài là bậc anh hùng, dũng mãnh, nhưng không phải là một vị chỉ
huy tài ba. Ngài lại có khuyết điểm là lòng dạ hẹp hòi, thường lấy việc công