- Công tử cứu trợ nạn dân, cần chi tính toán chuyện có được tiếng tốt, lọt
vào mắt xanh của ai đó không. Quyên góp làm từ thiện chẳng phải là một
cách thu phục lòng dân, đặng phục vụ cho việc gây dựng nghiệp lớn sau
này đó sao?
Mười năm sau, Lý Cảo hưởng ứng cuộc nổi dậy chống lại Lữ Quang của
Đoàn Nghiệp và Thư Cừ Mông Tốn, với mục đích tìm kiếm cơ hội. Anh ta
được Đoàn Nghiệp phong tước Thái thú Đôn Hoàng. Nhưng Đoàn Nghiệp
tài mỏng, không khống chế nổi Lý Cảo, để cho thế lực của họ Lý ở Đôn
Hoàng ngày càng lớn mạnh. Và rồi vào năm 400 sau Công nguyên, Lý Cảo
tự lập mình làm Lương công, sử gọi là nhà Tây Lương, một trong mười sáu
nước thời Thập lục quốc. Khi ấy Lý Cảo đã năm mươi tuổi.
Anh ta đứng phắt dậy, nhìn tôi trừng trừng, khuôn ngực phập phồng. Tôi
nâng tách trà lên, nhấp một ngụm, điềm tĩnh đón lấy ánh mắt khó đoán của
anh ta:
- Đây chỉ là nội dung câu chuyện phiếm của pháp sư và tôi, có chỗ nào
không phải, xin công tử bỏ quá cho!
Lý Cảo nhìn tôi hồi lâu, trịnh trọng thi lễ:
- Chả trách phu nhân có thể bỏ ngoài tai những định kiến của người đời,
kết duyên cùng vị cao tăng. Trí tuệ và sự hiểu biết của pháp sư thật sâu sắc.
Nơi này tai vách mạch rừng, nếu phu nhân tin tưởng tại hạ, xin mời theo tại
hạ vào nhà trong bàn chuyện.
Tôi hân hoan rời khỏi phủ họ Lý, đi thẳng tới điểm xuất phát cháo cứu
đói. Nạn dân phần lớn đến từ Đôn Hoàng. Tửu Tuyền, chính là vùng đất mà
ngày sau Lý Cảo cát cứ, xưng vương. Cha con Lữ Quang là những kẻ vô
đạo, không có bất cứ động thái nào cứu trợ nạn dân, sớm muộn cũng sẽ mất
đi sự tín nhiệm của nhân dân. Lúc này dốc sức làm việc thiện sẽ là một dịp
tốt để mua chuộc lòng dân, chuẩn bị cho cuộc phản loạn ngày sau. Lý Cảo