nữa, ngay cả bản thân chúng ta cũng không biết khi nào sẽ chết đói nữa
là…
Tôi sững sờ, mệnh lệnh này chắc chắn do Lữ Thiệu ban bố. Sao hắn có
thể vô lương tâm đến vậy! Bảy, tám vạn mạng người, lại đều là người già,
phụ nữ và trẻ em, lẽ nào bỏ mặc họ chết đói chết rét ngoài kia? Trong cơn
phẫn uất, tôi thấy Rajiva bước về phía cổng thành, lớn tiếng yêu cầu bọn họ
mở cổng. Mấy tên lính tỏ vẻ cung kính với chàng, nhưng không tên nào
dám trái lệnh mà tự ý mở cổng. Tôi bước tới, kéo tay áo Rajiva, lắc đầu ra
hiệu cho chàng. Chàng giận dữ lùi lại. Sau lưng chúng tôi, những tiếng kêu
la ai oán vang lên. Hàng trăm nạn dân bị xua đuổi, bước thấp bước cao, lảo
đảo, liêu xiêu.
Cánh cổng kèn kẹt nặng nhọc mở ra, cầu treo hạ xuống, nạn dân bị quan
binh dùng roi da xua ra ngoài cổng thành. Cảnh tượng thảm thương ấy
khiến cư dân của Guzang cũng phải ngoảnh mặt đi vì xót xa. - Thí chủ, vì
sao nỡ nhẫn tâm như vậy?
Rajiva lao đến giữ lấy chiếc roi da đang quất lên mình một người phụ nữ
của viên lính nọ, nỗi bi phẫn đã dâng lên trong giọng nói phê phán quyết
liệt.
- Thí chủ cũng có mẹ cha kia mà, nếu cha mẹ thí chủ bị người ta hành hạ
như vậy, thí chủ có chịu nổi không?
Tên linh ngơ ngác, sau đó thì hậm hực rụt tay về. Tôi và Rajiva cùng
nhìn nhau, thở dài. Chàng hiểu ý tôi, nên gật đầu tán đồng. Trong tình hình
này, không thể nặng lời với đám quân lính. Cách duy nhất là thuyết phục
Lữ Thiệu hủy bỏ mệnh lệnh trên.
Đúng lúc ấy, có người đặt vào tay tôi một thứ gì đó. Sau phút ngỡ ngàng,
tôi nhận đó là một em bé chỉ chừng một, hai tuổi. Em được bọc trong
những miếng vải rách nát đã bốc mùi, đôi mắt thẫn thờ, em nhẹ như một