ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG - Trang 771

khó hơn cả việc làm vợ cả của ta. Cô bảo ta đi đâu kiếm cho được ngần ấy
lương thực?

- Ngài có đấy.

Tôi gắp tiếp một miếng thịt nữa, chậm rãi nhai, rồi nuốt. Uống một ngụm

trà, từ tốn nói:

- Một trong những điều kiện mà bộ tộc Thư Cừ đưa ra khi xin hàng Lữ

Quang đó là lương thực. Hiện cả bộ tộc của ngài đều đã ra trận. Ông bác La
Cừu của ngài là người thông minh, cơ trí, không đời nào đem toàn bộ lương
thực theo Lữ Quang chinh chiến. Trong số những người thuộc bộ tộc Thư
Cừ ở lại thành Guzang, ngài có vai vế cao nhất, số lương thực kia, chắc
chắn do ngài cai quản.

Nụ cười biến mất, ánh mắt Mông Tốn lộ vẻ tán thưởng:

- Cô thật lợi hại!

Anh ta vừa đưa tay vuốt cằm, đăm chiêu suy ngẫm, vừa nhìn tôi chăm

chú:

- Nhưng dù là như vậy, cũng phải xem thứ mà cô có có xứng đáng để ta

đem lương thực ra trao đổi không chứ.

Hồi học đại học, tôi đặc biệt yêu thích César Borgia, công tước xứ

Valentinois của nước Ý, người đã từng rất nổi tiếng trong thời kỳ Phục
Hưng. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu rất kỹ cuốn sách “Quân vương”[1], còn
viết cả luận văn về cuốn sách này, và được Sếp gửi đăng trên tạp chí
chuyên ngành. Cuốn “Quân vương” rất mỏng, nên tôi có thể nhớ trọn vẹn
nội dung cuốn sách.

[1] Dịch giả Phan Huy Chiêm đã chuyển dịch cuốn sách này sang tiếng

Việt với tiêu đề “Thuật trị dân”, Nxb Quán Văn, 1971.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.